MỐI LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN ĐÔNG CẦM MÁU VÀ SUY CHỨC NĂNG ĐA CƠ QUAN TRÊN BỆNH NHI SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NỘI, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Anh Tuấn Tạ 1,, Thị Thu Hà Nguyễn 2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn đông cầm máu là một biến chứng thường gặp trong sốc nhiễm khuẩn, đặc biệt đông máu rải rác trong lòng mạch là yếu tố nguy cơ gâysuy chức năng cơ quan, và làm tăng tỷ lệ tử vong của bệnh. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 56 trẻ đượcchẩn đoán sốc nhiễm khuẩn tại khoa Điều trị tích cực nội, Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 08/2019 đến tháng 08/2020. Kết quả: Tại thời điểm chẩn đoán, tỷ lệ rối loạn đông cầm máu tương ứng là: giảm số lượng tiểu cầu (SLTC) (30,4%), PTs(prothrombin time) kéo dài (60,7%), APTTs (partial thromboplastin time) kéo dài (53,6%), bất thường nồng độ fibrinogen (60,7%), tăng D-Dimer (98,2%). Nhóm suy >2 tạng có SLTC thấp hơn, đông máu nội sinh và ngoại sinh kéo dài hơn, nồng độ D-Dimer cao hơn so với nhóm suy 2 tạng (p <0,05). Nhóm có đông máu rải rác trong nội mạch (disseminated intravascular coagulation – DIC) với điểm DIC >4 có nguy cơ suy >3 cơ quan, >4 cơ quan, > 5 cơ quan tương ứng OR=10,5 lần; OR=6,1 lần; và OR=6,5 lần so với nhóm có điểm DIC 4 (p <0,05). Kết luận: Trong sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông cầm máu là một biến chứng thường gặp. Rối loạn đông cầm máu là yếu tố làm tăng nguy cơ suy chức năng đa cơ quan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rhodes A, Evans LE, Alhazzani W, et al. Surviving Sepsis Campaign: International Guidelines for Management of Sepsis and Septic Shock. Intensive Care Med. 2017; 43(3):304-377. doi:10.1007/s00134-017-4683-6
2. Trần Minh Điển (2010). Nghiên cứu kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng tử vong trong sốc nhiễm khuẩn trẻ em. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Phùng Nguyễn Thế Nguyên. Rối loạn đông máu trong sốc nhiễm khuẩn trẻ em. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2014; 18(1):368-373.
4. Khemani RG, Bart RD, Alonzo TA, Hatzakis G, Hallam D, Newth CJ. Disseminated intravascular coagulation score is associated with mortality for children with shock. Intensive Care Med. 2009; 35(2):327-333. doi:10.1007/s00134-008-1280-8
5. Goldstein B, Giroir B, Randolph A. International pediatric sepsis consensus conference: Definitions for sepsis and organ dysfunction in pediatrics. Pediatric Critical Care Medicine. 2005;6(1):2-8. doi:10.1097/ 01. PCC.0000149131. 72248.E6.
6. Watson RS, Crow SS, Hartman ME, Lacroix J, Odetola FO. Epidemiology and Outcomes of Pediatric Multiple Organ Dysfunction Syndrome. Pediatr Crit Care Med. 2017;18(3_suppl Suppl 1): S4-S16. doi: 10.1097/ PCC.0000000000001047
7. Gaies MG, Gurney JG, Yen AH, et al. Vasoactive-inotropic score as a predictor of morbidity and mortality in infants after cardiopulmonary bypass. Pediatr Crit Care Med. 2010;11(2):234-238. doi:10.1097/ PCC. 0b013e3181b806fc
8. Taylor FB Jr, Toh CH, Hoots WK, Wada H, Levi M; Scientific Subcommittee on Disseminated Intravascular Coagulation (DIC) of the International Society on Thrombosis and Haemostasis (ISTH). Towards definition, clinical and laboratory criteria, and a scoring system for disseminated intravascular coagulation. Thromb Haemost. 2001; 86(5):1327-1330.
9. Trần Minh Điển, Lê Nam Trà, Phạm Văn Thắng. Sốc nhiễm khuẩn trẻ em. Tạp chí Nhi khoa. 2012; 5(4):1-16.
10. Lê Nam Trà, Cao Việt Tùng, Phạm Văn Thắng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng sốc nhiễm khuẩn trẻ em tại khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2015; 2:45-52.