KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HẸP TẮC MẠCH MÁU NÃO TRÊN MRI 3 TESTLA VÀ ĐA HÌNH GEN CYP2C19 Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO

Nguyễn Trân Trân1, Trần Chí Cường2, Lê Minh Thắng2, Phạm Thị Ngọc Nga1,
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định đặc điểm tổn thương mạch máu não và đa hình gen CYP2C19*2, CYP2C19*3 ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 83 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não được chẩn đoán bằng MRI 3 Testla hoặc chụp mạch máu não xoá nền tại Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ. Kết quả: Tỉ lệ nam:nữ trong nhóm nghiên cứu là 2:1 với tuổi trung bình là 63,96 ±11,91. Dựa vào MRI 3T và DSA, mức độ hẹp mạch đích nặng chiếm ưu thế (54,1%). Chiều dài đoạn hẹp động mạch <5mm nhiều nhất là 36 trường hợp (59%); hẹp động mạch não giữa đoạn M1 chiếm tỉ lệ cao nhất trên cả 2 phương pháp chẩn đoán MRI 3T và DSA đều nhiều nhất lần lượt là 38% và 33,3% trường hợp. Về mức độ chuyển hoá Clopidogrel theo đa hình gen CYP2C19 *2, *3: chỉ có 42,2% bệnh nhân chuyển hoá Clopidogrel bình thường, 12% bệnh nhân chuyển hóa kém và 45,8% bệnh nhân chuyển hóa trung gian. Có đến 56,6% bệnh nhân có mang đa hình CYP2C19*2, trong đó dạng dị hợp CYP2C19*1*2 chiếm tỷ lệ cao (47%); dạng đồng hợp CYP2C19*2*2 chiếm 9,6%. 3,6% bệnh nhân có mang đa hình CYP2C19*3, trong đó 100% ở dạng dị hợp CYP2C19*1*3. Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân mang gen CYP2C19 *2, CYP2C19*3 gây giảm hoặc mất hoạt tính Clopidogrel chiếm tỉ lệ cao (57,8%) trong đó kiểu allen dị hợp tử *2 gặp nhiều nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1., Hoàng Quốc Hòa, Nguyễn Đỗ Anh (2016), "Khảo sát vai trò của CYP2C19 trên tổn thương mạch vành đích ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim sau đặt stent có sử dụng clopidogrel", Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 6(20), pp. 308-316.
2. Trần Hòa (2020), Nghiên cứu mối liên quan giữa kiểu gen giảm chức năng CYP2C19*2,*3 và tiên lượng ở bệnh nhân được can thiệp đặt stent động mạch vành có điều trị Clopidogrel, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Trịnh Viết Thắng (2011), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học đột quỵ não và hiệu quả bài tập phục hồi chức năng tại nhà ở tỉnh Khánh Hòa, Học Viện Quân Y, Hà Nội.
4. Vũ Ngọc Trung (2021), Nghiên cứu tần suất đa hình gen CYP2C19 và mối liên quan với kết quả điều trị chống ngưng tập tiểu cầu ở người bệnh hội chứng vành cấp, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Bang, O. Y., et al. (2009), "Impact of metabolic syndrome on distribution of cervicocephalic atherosclerosis: data from a diverse race-ethnic group", J Neurol Sci. 284(1-2), pp. 40-5.
6. Kim, B. J. and Kim, J. S. (2014), "Ischemic stroke subtype classification: an asian viewpoint", J Stroke. 16(1), pp. 8-17.
7. Kim, K. A., et al. (2010), "Assessment of CYP2C19 genetic polymorphisms in a Korean population using a simultaneous multiplex pyrosequencing method to simultaneously detect the CYP2C19*2, CYP2C19*3, and CYP2C19*17 alleles", J Clin Pharm Ther. 35(6), pp. 697-703.
8. Oestreich, J. H., Best, L. G., and Dobesh, P. P. (2014), "Prevalence of CYP2C19 variant alleles and pharmacodynamic variability of aspirin and clopidogrel in Native Americans", Am Heart J. 167(3), pp. 413-8.
9. Tassaneeyakul, W., et al. (2006), "CYP2C19 genetic polymorphism in Thai, Burmese and Karen populations", Drug Metab Pharmacokinet. 21(4), pp. 286-90.
10. Zhong, Zhixiong, et al. (2018), "Effect of cytochrome P450 2C19 polymorphism on adverse cardiovascular events after drug-eluting stent implantation in a large Hakka population with acute coronary syndrome receiving clopidogrel in southern China", European Journal of Clinical Pharmacology. 74.