ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ TIM CỦA BỆNH NHÂN VIÊM CƠ TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Hoàng Đình Âu1,, Mai Thị Quỳnh1
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và hình ảnh cộng hưởng từ (CHT) tim ở các bệnh nhân (BN) nghi ngờ viêm cơ tim cấp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh được thực hiện tại Bệnh viện Đại Học Y Hà nội từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023 trên các BN nghi ngờ viêm cơ tim cấp, có các xét nghiệm và hình ảnh chụp CHT tim. Viêm cơ tim cấp được chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán mở rộng và tiêu chuẩn Lake- Louise 2009. Kết quả: Có 7 bệnh nhân tuổi trung bình là 27,7±14,5; nam chiếm 71,4%. Các biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau ngực và sốt, chiếm lần lượt là 71,4% và 57,1%. Troponin T và CRPs tăng ở tất cả BN. Có 57,1% bệnh nhân có bất thường trên điện tâm đồ. Trên CHT, 100% bệnh nhân có biểu hiện phù cơ tim với tỷ lệ tín hiệu cơ tim/ cơ vân ≥ 4 chiếm 71,4%, chủ yếu ở thành trước, thành bên (chiếm 100%), vách (chiếm 85,7%). Có 42,8% BN cơ tim ngấm thuốc sớm và 85,7% BN có ngấm thuốc muộn cơ tim. Có 71,4% bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán theo tiêu chuẩn Lake Louise 2009. Sau điều trị, tất cả bệnh nhân hồi phục sau 2-3 tuần. Kết luận: CHT tim là phương pháp hình ảnh không xâm lấn quan trọng trong chẩn đoán viêm cơ tim cấp bên cạnh các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fabre A, Sheppard MN. Sudden adult death syndrome and other non-ischaemic causes of sudden cardiac death. Heart Br Card Soc. 2006; 92(3): 316-320. doi: 10.1136/hrt.2004. 045518
2. Cundari G, Galea N, De Rubeis G, et al. Use of the new Lake Louise Criteria improves CMR detection of atypical forms of acute myocarditis. Int J Cardiovasc Imaging. 2021;37(4):1395-1404. doi:10.1007/s10554-020-02097-9
3. PGS.TS. TẠ MẠNH CƯỜNG. Viêm Cơ Tim Cấp: Cập nhật Chẩn đoán và Điều trị 2017. Tạp Chí Sức Khoẻ. Published online 2017:58+855.
4. Kawai C. From myocarditis to cardiomyopathy: mechanisms of inflammation and cell death: learning from the past for the future. Circulation. 1999;99(8):1091-1100. doi:10.1161/01.cir.99.8.1091
5. Kindermann I, Barth C, Mahfoud F, et al. Update on myocarditis. J Am Coll Cardiol. 2012; 59(9): 779-792. doi:10.1016/j.jacc.2011. 09.074
6. De Cobelli F, Pieroni M, Esposito A, et al. Delayed gadolinium-enhanced cardiac magnetic resonance in patients with chronic myocarditis presenting with heart failure or recurrent arrhythmias. J Am Coll Cardiol. 2006;47(8):1649-1654. doi:10.1016/j.jacc.2005.11.067
7. Friedrich MG, Marcotte F. Cardiac Magnetic Resonance Assessment of Myocarditis. Circ Cardiovasc Imaging. 2013;6(5):833-839. doi: 10.1161/CIRCIMAGING.113.000416
8. Friedrich MG, Strohm O, Schulz-Menger J, Marciniak H, Luft FC, Dietz R. Contrast media-enhanced magnetic resonance imaging visualizes myocardial changes in the course of viral myocarditis. Circulation. 1998;97(18):1802-1809. doi:10.1161/01.cir.97.18.1802
9. Liu PP, Mason JW. Advances in the understanding of myocarditis. Circulation. 2001; 104(9): 1076-1082. doi:10.1161/hc3401. 095198