THỰC TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI BỆNH VIỆN E NĂM 2022

Phan Văn Hậu1, Lê Văn Hưng2,3, Vũ Huy Lượng2,3, Nguyễn Thị Hà Vinh2,3, Phạm Quỳnh Hoa3, Lê Huyền My3, Nguyễn Văn An4,5, Lê Huy Hoàng6, Nguyễn Hoàng Việt2, Phạm Thị Vân1, Lê Hạ Long Hải2,3,
1 Bệnh viện E
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Da liễu Trung ương
4 Học viện Quân Y
5 Bệnh viện Quân y 103
6 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm khuẩn huyết là một tình trạng nhiễm trùng cấp tính nặng với tỉ lệ tử vong rất cao. Tình trạng lây nhiễm các chủng vi khuẩn kháng thuốc gây giảm hiệu quả điều trị và tăng gánh nặng về chi phí. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định các chủng vi khuẩn thường gặp và mức độ kháng kháng sinh của chúng trong mẫu cấy máu tại Bệnh viện E. Kết quả: Tỉ lệ cấy máu dương tính là 22,3%. Tác nhân gây bệnh hay gặp nhất là E. coli (27,1%), K. pneumoniae (16,1%), S. aureus (12,6%) và A. baumannii (7,7%).  Tỉ lệ E. coli và K. pneumoniae sinh men beta-lactamase phổ rộng là 63,4% và 12,4%. E. coli đề kháng thấp nhất với amikacin (1,2%), carbapenem (3,7%) và piperacillin – tazobactam (6,2%), trong khi tỷ lệ đề kháng với với các kháng sinh khác từ 13,4% đến 69,5%. K. pneumoniae đề kháng cao nhất với ampicillin (100%), ampicillin/sulbactam (100%), piperacillin (91,2%) và đề kháng thấp nhất với amikacin (9,7%). Tỷ lệ A. baumannii và P. aeruginosa đề kháng với các kháng sinh lần lượt là 22,7%-60,9% và 18,2%-45,5%. Tỷ lệ S. aureus kháng methicillin là 71,1%, đề kháng cao nhất với benzylpenicillin (97,4%) và erythromycin (71,1%) nhưng không phát hiện chủng đề kháng linezonid và vancomycin. Kết luận: Các tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết hàng đầu là E. coli; K. pneumoniae; A. baumannii; P. aeruginosa và S. aureus đã kháng lại hầu hết các kháng sinh thử nghiệm với mức độ đề kháng khác nhau

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sepsis Is The Body’s Extreme Response To An Infection. Centers for Disease Control and Prevention. Published August 24, 2022. Accessed May 27, 2023. https://www.cdc.gov/sepsis/what-is-sepsis.html
2. Diekema DJ, Hsueh PR, Mendes RE, et al. The Microbiology of Bloodstream Infection: 20-Year Trends from the SENTRY Antimicrobial Surveillance Program. Antimicrob Agents Chemother. 2019;63(7): e00355-19. doi:10.1128/ AAC.00355-19
3. Bộ Y tế, Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng. 2017, Nhà xuất bản y học.
4. Nguyễn Thị Hải. Tình hình kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết phân lập được tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2021. VMJ. 2023;526(1A). doi:10.51298/vmj.v526i1A.5308
5. Hoàng Quỳnh Hương. Nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn enterobacteriaceae gây nhiễm khuẩn huyết phân lập được tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2018 - 2019. Accessed May 27, 2023. https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/169/74
6. Van An N, Hoang LH, Le HHL, et al. Distribution and Antibiotic Resistance Characteristics of Bacteria Isolated from Blood Culture in a Teaching Hospital in Vietnam During 2014-2021. Infect Drug Resist. 2023;16:1677-1692. doi:10.2147/IDR.S402278
7. Lương Thị Hồng Nhung. Đặc điểm kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gram âm sinh enzyme beta lactamase phổ rộng phân lập tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên năm 2018-2020. VMJ. 2022; 512(2). doi:10.51298/vmj. v512i2.2313
8. Liu Cailin, Xu Min, Li Xiaogai, Dong Huiyue, Ming Liang. Trends in antimicrobial resistance in bloodstream infections at a large tertiary-care hospital in China: a 10-year retrospective study (2010–2019). Journal of Global Antimicrobial Resistance. 2022;29:413-419. doi:10.1016/j.jgar. 2021.09.018