ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI PHÁT ÂM Ở TRẺ 4-6 TUỔI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN VA ĐỘ III VÀ IV
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
VA quá phát làm giảm luồng hơi đi lên mũi trong quá trình phát âm làm rối loạn cộng hưởng âm, trẻ sẽ gặp khó khăn khi phát âm mũi /m/, /n/, /ŋ/, trong tiếng Việt là /m/,/n/,/ng,/nh/;trẻ nói giọng mũi kín do luồng hơi khi lên đến vòm chỉ thoát được một phần hốc mũi, hoặc đẩy hơi vào hốc mũi cũng như qua các lỗ thông xoang rất chậm do có sự cản trở từ họng mũi của VA. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá sự thay đổi phát âm ở trẻ VA quá phát độ III, IV ở trẻ 4-6 tuổi. Nghiên cứu thực hiện trên 36 trẻ được phẫu thuật nạo VA quá phát độ III, IV tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021. Kết quả cho thấy, trẻ em nam chiếm 61,1%, nữ chiếm 38,9%, tuổi 4 tuổi chiếm11,1%, 5 tuổi chiếm 47,6%, 6 tuổi chiếm 41,3%. Lý do nhập viện gồmngủ ngáy chiếm 38,9%, viêm tai giữa tái phát 27,8%, nói giọng mũi kín 19,3%, ngừng thở khi ngủ 13.9%.VA độ III chiếm 80,6%, độ IV chiếm 19,4%. Đánh giá phát âm trước nạo VA: không phát âm được âm /m/ 21,3%,/n/ 34,6%, /ng/ 59,6%, /nh/ 61,2%;sau khi nạo VA 2 tuần: không phát âm được âm /m/5,6%,/n/ 8,3%, /ng/ 11,1%, /nh/ 8,3%. Đánh giá chất lượng âm qua phân tích âm trung tính là nguyên âm /a/ trước khi tiến hành phẫu thuật VA lần lượt là Shimmer 3,6%, Jitter 1,6%, HNR 21,005 dB; F0 135 ± 1,7Hz và sau khi nạo VA Shimmer 3,0%, Jitter 0,9%, HNR 17,943 dB; F0 119 ± 1,2 Hz.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
quá phát VA, giọng mũi kín, Shimmer, Jitter, HNR, formants
Tài liệu tham khảo
2. L. Pereira, J. Monyror, F. T. Almeida và các cộng sự. (2018), "Prevalence of adenoid hypertrophy: A systematic review and meta-analysis", Sleep Med Rev, 38, tr. 101-112.
3. J. H. Cho, D. H. Lee, N. S. Lee và các cộng sự. (1999), "Size assessment of adenoid and nasopharyngeal airway by acoustic rhinometry in children", J Laryngol Otol, 113(10), tr. 899-905.
4. Sally K. Gallena (2007), Voice and Laryngeal Disorders: A Problem-based Clinical Guide with Voice Samples, Mosby Elsevier.
5. L. J. Wallner, B. J. Hill, W. Waldrop và các cộng sự. (1968), "Voice changes following adenotonsillectomy. A study of velar function by cinefluorography and video tape", Laryngoscope, 78(8), tr. 1410-8.
6. Y. Finkelstein, G. Berger, A. Nachmani và các cộng sự. (1996), "The functional role of the adenoids in speech", Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 34(1-2), tr. 61-74.
7. Hà Lan Phương (2011), Nghiên cứu hình thái nhĩ đồ ở trẻ viêm V.A. quá phát có chỉ định phẫu thuật, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8. Nghĩa Nguyễn Trung Nghĩa (2017), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A đồng thời ở trẻ em, Luận văn cao học, Trường Đại học Y Dược Huế.
9. P. Cassano, M. Gelardi, M. Cassano và các cộng sự. (2003), "Adenoid tissue rhinopharyngeal obstruction grading based on fiberendoscopic findings: a novel approach to therapeutic management", Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 67(12), tr. 1303-9.
10. Spyros Cardoso Dimatos, Luciano Rodrigues Neves, Jéssica Monique Beltrame và các cộng sự. (2016), "Impact of adenotonsillectomy on vocal emission in children", Brazilian Journal of Otorhinolaryngology, 82(2), tr. 151-158.