ĐẶC ĐIỂM CỦA THANG ĐIỂM GRACE TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Trần Nguyễn Phương Hải1,, Nguyễn Thanh Tú2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Nhồi máu cơ tim cấp là bệnh lý thường gặp, gây tỉ lệ bệnh tật và tử vong cao. Chưa có nghiên cứu tại Việt Nam sử dụng thang điểm này trong tiên lượng bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp kèm đái tháo đường type 2. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của thang điểm GRACE ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp kèm đái tháo đường. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu trên nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp kèm đái tháo đường type 2. Phần tầng nguy cơ tử vong nội viện thấp, trung bình và cao khi điểm GRACE ≤ 108, 109-140 và > 140. Kết quả: Từ 11/2022 đến 06/2023 có 232 bệnh nhân được khảo sát. Trong đó tỉ lệ nam giới là 49,14% với tuổi trung bình là 66,17 ± 10,05. Các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, hút thuốc lá, tiền căn gia đình có bệnh tim mạch sớm chiếm tỉ lệ lần lượt là 90,52%; 89,66%; 30,17%; 2,16%. Thang điểm GRACE trung bình là 122,53 ± 28,25 với điểm GRACE thấp nhất là 60, cao nhất là 222. Phân tầng nguy cơ theo điểm GRACE với nguy cơ thấp, trung bình và cao lần lượt chiếm tỉ lệ 31,47%, 47,41% và 21,12%. Điểm GRACE trung bình trong nhóm nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (NMCTC STCL) cao hơn đáng kể so với nhóm nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên (NMCTC KSTCL), lần lượt 129,31 ± 29,64 và 117,12 ± 25,95 với p=0,002. Kết luận: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp kèm đái tháo đường type 2 có thang điểm GRACE tương đối cao. Thang điểm GRACE trung bình của nhóm nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên cao hơn so với nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yeh RW, et al. Population trends in the incidence and outcomes of acute myocardial infarction. N Engl J Med. Jun 10 2010; 362(23): 2155-65. doi:10.1056/NEJMoa0908610
2. Babes EE, et al. Acute coronary syndromes in diabetic patients, outcome, revascularization, and antithrombotic therapy. Biomed Pharmacother. Apr 2022; 148: 112772. doi: 10.1016/j.biopha .2022.112772
3. Collet JP, et al. 2020 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation. Eur Heart J. Apr 7 2021;42(14):1289-1367. doi:10.1093/eurheartj/ehaa575
4. Linh NK. Đánh giá khả năng dự báo biến cố của thang điểm TIMI và GRACE trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2021.
5. Kao YT, et al. Comparison of the TIMI, GRACE, PAMI and CADILLAC risk scores for prediction of long-term cardiovascular outcomes in Taiwanese diabetic patients with ST-segment elevation myocardial infarction: From the registry of the Taiwan Society of Cardiology. PLoS One. 2020;15(2): e0229186. doi: 10.1371/journal. pone.0229186
6. Baeza-Román A, et al. Predictive power of the grace score in population with diabetes. Int J Cardiol. Dec 1 2017;248:73-76. doi:10.1016/ j.ijcard.2017.06.083
7. Baluja A, et al. Prediction of major adverse cardiac, cerebrovascular events in patients with diabetes after acute coronary syndrome. Diab Vasc Dis Res. Jan-Feb 2020; 17(1): 1479164119892137. doi: 10.1177/ 1479164119892137
8. Neves VB, et al. Validation of the Grace Risk Score to Predict In-Hospital and 6-Month Post-Discharge Mortality in Patients with Acute Coronary Syndrome. International Journal of Cardiovascular Sciences. 2021;35(2):174-180. doi:10.36660/ijcs.20210019