ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG NĂM 2022-2023

Lê Mỹ Phụng1, Nguyễn Phục Hưng2,
1 Sở Y tế Vĩnh Long
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) hiện nay đã rất phổ biến và quen thuộc đối với người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng và Việt Nam nói chung. Sản phẩm này không phải là thuốc tuy nhiên vẫn có nhiều đối tượng vẫn có ý định sử dụng với mục đích điều trị bệnh. Mục tiêu: đánh giá thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TPBVSK của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Người dân từ đủ 18 tuổi trở lên, đã mua TPBVSK tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 70,9% người khỏe mạnh tìm đến TPBVSK. 24,4% người tiêu dùng TPBVSK với mục đích tăng cường miễn dịch,79% khách hàng đến để tìm mua TPBVSK tại Quầy thuốc và nhà thuốc. Nữ giới và mục đích chống lão hóa là yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TPBVSK, người có kiến thức càng cao về TPBVSK sẽ càng ít có ý định mua lại sản phẩm này. Kết luận: Đa số người tiêu dùng TPBVSK là người khỏe mạnh. Sự tư vấn, giới thiệu của các chuyên gia y tế là nguồn thông tin về TPBVSK cho người tiêu dùng. TPBVSK được sử dụng nhằm tăng cường hệ miễn dịch và trợ điều trị bệnh và làm đẹp (chiếm tỷ lệ hơn 20%). Quầy thuốc và nhà thuốc là nơi được khách hàng đến để tìm mua TPBVSK nhiều nhất. Giới tính và mục đích sử dụng TPBVSK là hai yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TPBVSK. Người có kiến thức càng cao về TPBVSK sẽ càng ít có ý định mua lại sản phẩm này

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2014), “Thông tư quy định về quản lý thực phẩm chức năng”, Thông tư số: 43/2014/TT-BYT, ban hành ngày 24/11/2014.
2. Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm chức năng của người tiêu dùng tại Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.
3. Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (2022), Rà soát công tác quản lý thị trường thực phẩm chức năng, [Internet], 24/01/2017, [truy cập ngày 10/6/2022
4. Nguyễn Phục Hưng (2023), Đánh giá tác động của một số nhân tố đến ý định mua lặp lại mỹ phẩm chăm sóc da bằng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2022-2023, Tạp chí Y Dược Cần Thơ, pp...
5. Nguyễn Thu Thủy (2022), Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm chức năng ngoại nhập, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, 146(1), tr. 102-120.
6. Huỳnh Thanh Tú, Trần Văn Tuấn (2021), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lặp lại sản phẩm trị nám của phụ nữ tại thành phố Hồ Chí Minh, HCMCOUJS-Kinh tế và quản trị kinh doanh, 16(2), 17-29. DOI: 10.46223/ HCMCOUJS.econ. vi.16.2.1323.2021
7. Akhter Ali, Dil Bahadur Rahut (2019), Research Article Healthy Foods as Proxy for Functional Foods: Consumers’ Awareness, Perception, and Demand for Natural Functional Foods in Pakistan.
8. Asgarnezhad Nouri Bagher, Farideh Salati and Mohammad Ghaffari (2018). Factors Affecting Intention to Purchase Organic Food Products Among Iranian Consumers. Academy of Marketing Studies Journal, 22(3).