TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN LẬU TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Nguyễn Văn An1,2, Lê Hữu Doanh3,4, Lê Văn Hưng3,4, Vũ Huy Lượng3,4, Nguyễn Thị Hà Vinh3,4, Phạm Quỳnh Hoa4, Lê Huyền My4, Lê Huy Hoàng5, Nguyễn Hoàng Việt3, Nguyễn Triệu Nam3, Lê Hạ Long Hải3,4,
1 Học viện Quân Y
2 Bệnh viện Quân y 103
3 Trường Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện Da liễu Trung ương
5 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh lậu, gây ra bởi Neisseria gonorrhoeae, ngày càng trở thành vấn đề sức khoẻ đáng quan tâm do mức độ đề kháng kháng sinh của chủng vi khuẩn này có tốc độ gia tăng nhanh chóng. Đối tượng và phương pháp: Để khảo sát tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn lậu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang 60 các bệnh nhân có kết quả nuôi cấy dương tính với vi khuẩn lậu tại Bệnh viện Da liễu Trung ương trong năm 2022. Kết quả: Nhóm nam giới chiếm 85,0% trường hợp và 51,7% số ca bệnh thuộc nhóm dưới 30 tuổi (n = 60). 100% chủng đề kháng toàn bộ với ciprofloxacin và giảm nhạy cảm với penicillin; 98,3% chủng giảm nhạy cảm tetracycline. Bên cạnh đó, 5,0% chủng không nhạy cảm azithromycin; 1,7% chủng không nhạy cảm cefixime, ceftriaxone và cefotaxime; không có chủng nào kháng spectinomycin. Kết luận: Các kháng sinh cefixime, ceftriaxone, cefotaxime và spectinomycin vẫn có hiệu quả cao trong điều trị nhưng cần thận trọng trong việc chỉ định azithromycin cho bệnh nhân trong tương lai. Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc giám sát liên tục tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Ngọc Duy, Trần Minh Châu. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của các chủng Neisseria gonorrhoeae phân lập tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020 - 2022. Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học. 2022;160(12V1):33-39.
2. Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Nam Liên, Phan Lê Thu Hằng. Niên giám thống kê Y tế 2018. Published online 2018.
3. Trịnh Minh Trang, Phạm Thị Minh Phương, H.Rogie van Doorn, Phạm Thị Lan. Đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan bệnh lậu, độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn lậu. Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học. 2020;132(8):11-20.
4. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Sexually Transmitted Disease Surveillance, 2020. Published October 17, 2022. Accessed February 12, 2023.
5. Chen Y, Gong Y, Yang T, et al. Antimicrobial resistance in Neisseria gonorrhoeae in China: a meta-analysis. BMC Infect Dis. 2016;16:108.
6. Adamson PC, Van Le H, Le HHL, Le GM, Nguyen TV, Klausner JD. Trends in antimicrobial resistance in Neisseria gonorrhoeae in Hanoi, Vietnam, 2017-2019. BMC Infect Dis. 2020;20(1):809.
7. Hadad R, Golparian D, Velicko I, et al. First National Genomic Epidemiological Study of Neisseria gonorrhoeae Strains Spreading Across Sweden in 2016. Front Microbiol. 2022;12:820998.
8. World Health Organization (WHO). Proportion of isolates tested (WHO-GASP). Accessed April 23, 2023.