GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG BIẾN CỐ RỐI LOẠN NHỊP CỦA THĂM DÒ ĐIỆN SINH LÝ TIM Ở NGƯỜI BỆNH BRUGADA KHÔNG TRIỆU CHỨNG

Phan Đình Phong1,, Lê Cao Khánh2, Phạm Như Hùng2
1 Viện Tim mạch Việt Nam
2 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá khả năng dự báo biến cố rối loạn nhịp thất ở người bệnh Brugada không triệu chứng của phương pháp thăm dò điện sinh lý tim. Kết quả: Trong thời gian từ Tháng 5 năm 2018 đến tháng 6 năm 2023, có 63 người bệnh (60 nữ, 3 nam, tuổi trung bình 48 ± 13) hội chứng Brugada (điện tâm đồ dạng Brugada type 1 tự nhiên) chưa có triệu chứng được tiến hành thăm dò điện sinh lý tim với kỹ thuật kích thích thất phải theo chương trình tại 2 trung tâm tim mạch là Viện Tim mạch Việt Nam (bệnh viện Bạch Mai) và Bệnh viện Tim Hà Nội, trong đó có 15 người bệnh cho kết quả dương tính (kích thích thất theo chương trình gây được cơn rối loạn nhịp thất), chiếm tỉ lệ 24%. 11 người bệnh thuộc nhóm có kết quả dương tính đã được cấy máy phá rung tự động (máy ICD). Tất cả các bệnh nhân được theo dõi lâm sàng và kiểm tra lập trình ICD nếu có, thời gian theo dõi trung bình 30 ± 19 tháng. Quá trình theo dõi ghi nhận được có 4 người bệnh xảy ra biến cố rối loạn nhịp thất (3 người bệnh được máy ICD sốc điện và 1 người bệnh đột tử). Tất cả người bệnh xảy ra biến cố rối loạn nhịp đều thuộc nhóm thăm dò điện sinh lý tim dương tính. Kết luận: Thăm dò điện sinh lý tim với kích thích thất theo chương trình là phương pháp có giá trị dự báo biến cố rối loạn nhịp ở người bệnh Brugada không triệu chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sieira J, Brugada P. The definition of the Brugada syndrome. Eur Heart J. 2017;38(40): 3029-3034.
2. Malik BR, Ali Rudwan AM, Abdelghani MS, et al. Brugada Syndrome: Clinical Features, Risk Stratification, and Management. Heart Views. 2020;21(2):88-96.
3. Zeppenfeld K, Tfelt-Hansen J, de Riva M, et al. 2022 ESC Guidelines for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death: Developed by the task force for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death of the European Society of Cardiology (ESC) Endorsed by the Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC). European Heart Journal. 2022;43(40): 3997-4126.
4. Brugada P, Brugada R, Mont L, Rivero M, Geelen P, Brugada J. Natural history of Brugada syndrome: the prognostic value of programmed electrical stimulation of the heart. J Cardiovasc Electrophysiol. 2003;14(5):455-457.
5. Probst V, Veltmann C, Eckardt L, et al. Long-term prognosis of patients diagnosed with Brugada syndrome: Results from the FINGER Brugada Syndrome Registry. Circulation. 2010; 121(5):635-643.
6. Krahn AD, Behr ER, Hamilton R, Probst V, Laksman Z, Han HC. Brugada Syndrome. JACC Clin Electrophysiol. 2022;8(3):386-405.
7. Antzelevitch C, Brugada P, Borggrefe M, et al. Brugada syndrome: report of the second consensus conference: endorsed by the Heart Rhythm Society and the European Heart Rhythm Association. Circulation. 2005;111(5):659-670.