HIỆU QUẢ KÍCH THÍCH TỪ TRƯỜNG XUYÊN SỌ TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU MẠN TÍNH

Lê Viết Thắng1,2,, Phạm Thị Kim Xuyến1, Bùi Hoàng Tuấn Dũng1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh đau đầu mạn tính bằng kích thích từ trường xuyên sọ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 40 người bệnh chẩn đoán đau đầu mạn tính tiêu chuẩn ICHD-3, được kích thích từ trường xuyên sọ tại vị trí vỏ não vận động M1 bên trái (80% MT, tần số 20 Hz, tổng 3000 xung trong 30 chu kỳ với thời lượng mỗi chu kỳ là 5 giây, chứa 100 xung). Kết quả: Sau điều trị kích thích từ trường xuyên sọ cho 40 người bệnh, theo dõi 1, 2 và 3 tháng. Sau 3 tháng, 38 (87,5 %) bệnh nhân đã giảm > 50% số ngày đau đầu và 29 (72,5%) bệnh nhân đã giảm > 50% mức độ đau theo NRS. Kết luận: Trong đau đầu mạn tính,  rTMS 20 Hz hàng tháng trong 3 tháng trên vỏ não vận động chính bên trái có hiệu quả cải thiện giảm số ngày đau đầu và mức độ nghiêm trọng so với chỉ sử dụng rTMS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Becker WJ, Findlay T, Moga C, Scott NA, Harstall C, Taenzer P. Guideline for primary care management of headache in adults. Can Fam Physician 2015.
2. Headache Classification Committee of the International Headache Society (HIS). The international classification of headache disorders, 3rd edition (beta version). Cephalalgia 2013; 33:629-808.61:670-679.
3. Kalita, J., Kumar, S., Singh, V. K., & Misra, U. K. (2021). A Randomized Controlled Trial of High Rate rTMS Versus rTMS and Amitriptyline in Chronic Migraine. Pain physician, 24(6), E733–E741.
4. Meyerson BA, Lindblom U, Linderoth B, Lind G, Herregodts P. Motor cortex stimulation as a treatment of trigeminal neuropathic pain. Acta Neurochir 1993;58:150–3.
5. Pascual-Leone A, Rubio B, Pallardo F, Catala MD. Rapid-rate transcranial magnetic stimulation of left dorsolateral prefrontal cortex in drug-resistant depression. Lancet 1996;348:233–7.
6. Peyron R, Garcia-Larrea L, Deiber MP, et al. Electrical stimulation of precentral cortical area in the treatment of central pain: electrophysiological and PET study. Pain 1995;62:275–86.
7. Rollnik JD, Wqstefeld S, Duper J, Karst M, Fink M, et al. Repetitive transcranial magnetic stimulation for the treatment of chronic pain: a pilot study. Eur Neurol 2002;48:6–10.
8. Tsubokawa T, Katayama Y, Yamamoto T, Hirayama T, Koyama S. Chronic motor cortex stimulation in patients with thalamic pain. J Neurosurg 1993;58:150–3.
9. Vos T, Flaxman AD, Naghavi M, et al. Years lived with disability (YLDs) for 1160 sequelae of 289 diseases and injuries 1990-2010: A systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010. Lancet 2012; 380:2163-2196.