MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CAO TUỔI

Nguyễn Ngọc Tâm1,2,, Trần Viết Lực 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng trên người bệnh tăng huyết áp cao tuổi tại bệnh viên Lão Khoa Trung Ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên người bệnh tăng huyết áp cao tuổi năm 2023. Người bệnh được đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng bộ công cụ MNA – SF (Mini Nutritional Assessment – short form). Một số yếu tố liên quan gồm đặc điểm bệnh lý tăng huyết áp và một số đặc điểm lão khoa được đánh giá trong nghiên cứu. Kết quả:  Có 374 người bệnh tăng huyết áp cao tuổi được tuyển vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 76,1±7,4 năm. Những người bệnh có số năm bị THA ≤5 năm thì có tình trạng suy dinh dưỡng cao hơn so với những người bị THA >5 năm (OR 2,57; 95%CI: 1,24-5,32) và những bệnh nhân tuân thủ điều trị THA bị suy dinh dưỡng cao hơn nhóm người bệnh không tuân thủ điều trị (OR 2,72; 95% CI: 1,12-6,67). Những bệnh nhân phải nằm viện điều trị ít nhất lần trong 12 tháng qua có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn những người không phải nằm viện điều trị (OR 2,67; 95% CI: 1,29-5,53). Bệnh nhân có tình trạng răng miệng thay đổi bị suy dinh dưỡng gấp 7,05 lần những người có tình trạng răng miệng bình thường, p<0,05. Chức năng hoạt động hằng ngày suy giảm (nhóm người bệnh phụ thuộc) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao gấp 14,19 lần nhóm người bệnh độc lập, p<0,05. Kết luận: Một số yếu tố liên quan tới gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân tăng huyết áp cao tuổi bao gồm thời gian tăng huyết áp, tuân thủ điều trị, có tiền sử nằm viện, rối loạn mỡ máu, giảm chức năng hoạt động hàng ngày và tình trạng răng miệng thay đổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh học nội khoa tập 1 - DHYHN 2012.pdf. Accessed April 23, 2023.
2. Yang ZW, Wei XB, Fu BQ, Chen JY, Yu DQ. Prevalence and Prognostic Significance of Malnutrition in Hypertensive Patients in a Community Setting. Front Nutr. 2022;9:822376. doi:10.3389/fnut.2022.822376
3. Đỗ Thị Ngọc Diệp. Khuyến nghị dinh dưỡng cho người cao tuổi. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2018;14(4):1-6.
4. Raposeiras-Roubín S, Abu-Assi E, Paz RC, et al. Impact of malnutrition in the embolic–haemorrhagic trade-off of elderly patients with atrial fibrillation. EP Europace. 2020;22(6):878-887. doi:10.1093/europace/euaa017
5. Assessment of Risk of Malnutrition in Elderly Hypertensive Patients with or without Associated Cardiovascular Risk Factors Living at Home (West Algeria) Sidi-Bel-Abbès. Accessed April 23, 2023.
6. Nguyễn Thị Hương Lan, Nguyễn Thị Kim Anh, Trần Minh Anh và cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại trung tâm y tế quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2021. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2022;18(3+ 4)
7. Nguyễn Thị Trang, Phạm Văn Phú, Nghiêm Nguyệt Thu, et al. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Lão khoa Trung Ương năm 2017-2018. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2018;14(5):9-16.
8. Võ Văn Tâm. Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại một Bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020. Published online 2021. Accessed April 23, 2023
9. Lê Thị Ngọc Ánh, Dương Thị Hương, Phạm Công Chí. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại bệnh viện qua một số phương pháp đánh giá. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;504(2).