ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM NĂM 2023

Hồ Thị Ngân1,, Hoàng Thị Xuân Hương2
1 Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam
2 Trường Đại học Phenikaa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả mức độ trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam và xác định một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 420 SV thuộc 5 ngành Y - Dược, Kinh tế, Du lịch, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật ô tô tại Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023. Kết quả: Tỉ lệ SV bị stress, lo âu và trầm cảm lần lượt là 37,1%; 56,4% và 40%. Có mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ, tính cách, thói quen tập thể dục, sự quan tâm của bố mẹ, sự hỗ trợ xã hội đến stress, lo âu và trầm cảm ở SV. Kết luận: Tỷ lệ SV có triệu chứng stress. lo âu, trầm cảm ở mức độ trung bình. Các yếu tố liên quan đến stress, lo âu, trầm cảm: tính cách, chất lượng giấc ngủ, thói quen tập thể dục, sự quan tâm của bố mẹ và sự hỗ trợ xã hội

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Nguyệt Hà, Trần Thơ Nhị (2022). "Trầm cảm ở sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021 trong bối cảnh đại dịch covid-19 và một số yếu tố liên quan ". Tạp chí Y học Việt Nam. 515(1), tr. 10.
2. Nguyễn Hoàng Thùy Linh và cộng (2021). "Thực trạng sức khoẻ tâm thần và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trong làn sóng đại dịch COVID-19 thứ nhất tại một số trường đại học khoa học sức khoẻ ở Việt Nam năm 2020". Tạp chí y học dự phòng. 31(6), tr. 114-120.
3. Lê Thu Huyền và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (2011). "Tình trạng stress của sinh viên Y tế công cộng Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và một số yếu tố liên quan năm 2010". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 15(1), tr. 87-92.
4. Nguyễn Thành Trung (2017). Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan trong sinh viên cử nhân trường đại học Y tế công cộng năm 2017, Luận văn Thạc sĩ y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng.
5. Chen, Lu và các cộng sự. (2013), "Depression among Chinese university students: prevalence and socio-demographic correlates". PloS one. 8(3), tr. e58379.
6. Cheung, Teris và các cộng sự. (2016), "Depression, anxiety and symptoms of stress among baccalaureate nursing students in Hong Kong: a cross-sectional study". International journal of environmental research and public health. 13(8), tr. 779.
7. Pariat, Lakyntiew và các cộng sự. (2014), "Stress levels of college students: Interrelationship between stressors and coping strategies". Journal of Humanities and Social Science. 19(8), tr. 40-46.
8. World Health Organization (2016), Investing in treatment for depression and anxiety leads to fourfold return, truy cập ngày 13/4/2016-2016, tại trang web http://www.who.int/news-room/detail/ 13-04-2016-investing-in-treatment-for-depression-and-anxiety-leads-to-fourfold-return.