MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH SUY DINH DƯỠNG CAO TUỔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ trầm cảm trên người bệnh suy dinh dưỡng cao tuổi tại bệnh viện Lão Khoa Trung Ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên người bệnh cao tuổi nội trú và ngoại trú năm 2023. Tình trạng trầm cảm được xác định bằng hỏi bộ câu hỏi Geriatric Depression Scale (GDS-4). Các yếu tố liên quan được đánh giá bao gồm các đặc điểm xã hội học, đặc điểm bệnh lý và các đặc điểm lão khoa. Kết quả: Có 410 người bệnh cao tuổi được tuyển vào nghiên cứu. Đa số người cao tuổi là nữ (62,6%) với độ tuổi trung bình 76,3 ± 7,8 tuổi. Suy dinh dưỡng thể hiện mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với trầm cảm (OR= 3,84; 95%CI 2,38 – 6,21; p<0,01). Các yếu tố nguy cơ như: tiền sử nhập viện trong 12 tháng qua, điều trị nội trú, sống ở thành thị, chán ăn, giảm cân, sử dụng nhiều thuốc và sự suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày có mối liên quan với tình trạng trầm cảm. Kết luận: Cần có chiến lược sàng lọc thường quy và can thiệp các yếu tố nguy cơ cho tình trạng trầm cảm cho bệnh nhân có suy dinh dưỡng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
trầm cảm, suy dinh dưỡng, sử dụng nhiều thuốc
Tài liệu tham khảo
2. Smoliner C, Norman K, Wagner KH, Hartig W, Lochs H, Pirlich M. Malnutrition and depression in the institutionalised elderly. Br J Nutr. 2009;102(11): 1663-1667. doi:10.1017/ S0007114509990900
3. Cabrera MAS, Mesas AE, Garcia ARL, de Andrade SM. Malnutrition and depression among community-dwelling elderly people. J Am Med Dir Assoc. 2007;8(9): 582-584. doi:10.1016/j.jamda. 2007.07.008
4. German L, Feldblum I, Bilenko N, Castel H, Harman-Boehm I, Shahar DR. Depressive symptoms and risk for malnutrition among hospitalized elderly people. J Nutr Health Aging. 2008;12(5):313-318. doi:10.1007/BF02982661
5. Doğan G, Nurcan Y, Varli M. Association Between Nutritional Status and Depression in Hospitalized Elderly Patients. Aging Med Healthc. 2022;13: 118-124. doi: 10.33879/AMH.133. 2021.09080
6. Kaburagi T, Hirasawa R, Yoshino H, et al. Nutritional status is strongly correlated with grip strength and depression in community-living elderly Japanese. Public Health Nutr. 2011; 14(11): 1893-1899. doi:10.1017/ S1368980011000346
7. Wei J, Fan L, Zhang Y, et al. Association Between Malnutrition and Depression Among Community-Dwelling Older Chinese Adults. Asia Pac J Public Health. 2018;30(2):107-117. doi: 10.1177/1010539518760632
8. Sato R, Sawaya Y, Shiba T, Hirose T, Sato M, Ishizaka M. Malnutrition is associated with depression in Japanese older adults requiring long-term care or support. J Phys Ther Sci. 2021;33(8):585-590. doi:10.1589/jpts.33.585