THỰC TRẠNG KIẾN THỨC THỰC HÀNH CHĂM SÓC BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN YÊN THẾ NĂM 2022

Nguyễn Thị Thuỳ1,, Quách Thị Hồng Nhung2
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
2 Trung tâm Y tế huyện Yên Thế - Bắc Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức thực hành chăm sóc bàn chân và đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức thực hành chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Trung tâm Y tế huyện Yên Thế năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 30 người bệnh đái tháo đường type 2 đến khám và điều trị ngoại trú tại khoa nội tổng hợp, Trung tâm Y tế huyện Yên Thế năm 2022. Kết quả: 73,3% bệnh nhân không có thói quen kiểm tra đường huyết hàng ngày, 70% bệnh nhân không có thói quen kiểm tra bàn chân hàng ngày; 33,3% bệnh nhân rửa chân bằng nước ấm hàng ngày; 16,7% bệnh nhân bị khô bàn chân, đặc biệt là vùng kẽ ngón chân; 13,3% người bệnh biết cần ngâm chân nước ấm trước khi cắt móng chân; 23,3% bệnh nhân biết móng chân nên cắt theo chiều ngang, không cắt sâu vào góc móng; 10% bệnh nhân biết cần bôi kem dưỡng ẩm khi chân bị khô và 20% bệnh nhân biết cần massage chân hàng ngày, 30% bệnh nhân cho biết cần vận động cho chân; 30% người bệnh biết cách chọn giày mềm, thoải mái; 23,3% bệnh nhân kiểm tra giày trước khi mang; 53,3% bệnh nhân được rửa sạch và chăm sóc vết loét tại nhà; 76,7% bệnh nhân chỉ đến khám và kiểm tra mức độ tổn thương khi vết loét nặng hơn; 56,7% bệnh nhân cần nhân viên y tế chăm sóc vết loét. Kết luận: Đa số người bệnh không có thói quen kiểm tra đường huyết và kiểm tra chân hàng ngày. Kiến thức thực tế về chăm sóc bàn chân: như cách chọn giày, nhận biết dấu hiệu bất thường, nhiễm trùng ở bàn chân, kiến thức của bệnh nhân khi có tổn thương ở bàn chân còn thấp. Vì vậy, điều dưỡng cần đa dạng hóa các hoạt động tư vấn sức khỏe và tổ chức các buổi đào tạo kiến thức chăm sóc bàn chân thực tế cho người bệnh đái tháo đường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Salmani, Nayereh, and Seyed Vahid Hosseini. "Foot self care in diabetic patients." (2010): 37-40.
2. Weintrob, Amy C., Daniel J. Sexton, and S. B. Calderwood. "Clinical manifestations, diagnosis, and management of diabetic infections of the lower extremities." UpToDate [Internet]. Waltham, MA (2014).
3. Tchanque-Fossuo, Catherine N., et al. "Reclaiming autologous amputated tissue for limb salvage of a diabetic foot burn with underlying critical limb ischemia." Advances in Skin & Wound Care 31.1 (2018): 596-600.
4. Lê Thị Hoa (2019). Thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019. Luận văn Thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
5. Hồ Phương Thúy (2018), Thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang năm 2018, Luận văn Thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
6. International Diabetes Federation (2017), IDF Clinical Practice Recommendations on the Diabetic Foot, International Diabetes Federation, 2017 ISBN: 978-2-930229-86-7
7. Goweda R et al (2017). Assessment of Knowledge and Practices of Diabetic Patients Regarding Diabetic Foot care, in Makkah, Saudi, Arabia. Journal of Family Medicine and Health Care, 3(1), p.17
8. Nguyễn Thị Hằng (2014). Tìm hiểu thực trạng kiến thức và hái độ thực hành chăm sóc bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội
9. Idris, M. A., et al. "Knowledge, practice and attitude towards foot care among adults living with diabetes in Gadarif State, Eastern Sudan: Cross-sectional study." Ethics, Medicine and Public Health 28 (2023): 100898.