NGHIÊN CỨU TỶ LỆ TIỀN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ BIẾN CHỨNG TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI QUẬN SƠN TRÀ, ĐÀ NẴNG

Nguyễn Mạnh Cường1,, Kiều Thị Hồng Sơn1
1 Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiền tăng huyết áp là tình trạng phổ biến dù chưa được chú trọng nhiều, dễ dẫn đến tăng huyết áp và các biến chứng do tăng huyết áp. Người có tiền tăng huyết áp nếu được phát hiện sớm giúp giảm khả năng phát triển thành tăng huyết áp, đồng thời phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra tại cơ quan đích do tăng huyết áp. Mục tiêu nghiên cứu: Tỷ lệ tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp, biến chứng tăng huyết áp ở một số cơ quan đích và một số yếu tố nguy cơ tim mạch liên quan tỷ lệ tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở người trên 22 tuổi tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Kết quả: Tỷ lệ tiền tăng huyết áp là 12,9%, tỷ lệ tăng huyết áp 43,4%. Tuổi, giới tính, BMI, sử dụng rượu bia có liên quan đến tỷ lệ tiền tăng huyết áp. Kết quả ECG, chỉ số Creatinine có liên quan đến tỷ lệ tiền tăng huyết áp. Thiếu máu cơ tim 64,4%, rối loạn nhịp 6,7%, phì đại thất trái 0,8%. Kết luận: Tỷ lệ tiền tăng huyết áp bị ảnh hưởng bởi tuổi, giới, BMI, sử dụng rượu bia. Kiểm soát tốt tình trạng tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp sẽ làm chậm quá trình biến đổi tại cơ quan đích do tăng huyết áp. Do đó, cần nâng cao sự hợp tác giữa thầy thuốc, bệnh nhân và truyền thông giáo dục sức khỏe để giảm thiểu tỷ lệ mắc tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2015), "Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam, Hà Nội.".
2. Dương Thị Thùy Linh và cộng sự (2016), "Đánh giá mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ tim mạch với huyết áp ở bệnh nhân tiền tăng huyết áp", Hội Nội tiết và Đái tháo đường Thừa Thiên Huế.
3. Tô Mười (2020), "Nghiên cứu tỷ lệ tiền tăng huyết áp và ảnh hưởng lên cơ quan đích ở người trưởng thành tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Y học Việt Nam.
4. Trần Anh Quốc và cộng sự (2021), "Thực trạng tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp ở người dân từ 30 tuổi trở lên tại Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Y học Việt Nam.
5. Trần Kim Sơn và cộng sự (2022), “Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành tại quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ năm 2022”, Tạp chí Y học Cần Thơ.
6. Curry L (2002), The Future of the Public’s Health in the 21st Century. Gener. J. 2005, National Academies Press (US).
7. Olivier Pancha Mbouemboue et al (2019), "High Blood Pressure Prevalence, Awareness, Control, and Associated Factors in a Low-Resource African Setting", Front Cardiovasc Med, 2019; 6: 119.
8. Sulayma Albarwani et al (2014), "Prehypertension: Underlying pathology and therapeutic options", World J Cardiol, 6(8): 728–743.