TÌNH HÌNH DUY TRÌ ĐIỀU TRỊ METHADONE VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TẠI CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2023

Nguyễn Hồng Chương1, Huỳnh Minh Chín1,, Lê Nguyễn Đăng Khoa1, Huỳnh Anh Phi1, Nguyễn Tường Quang2
1 Sở Y tế tỉnh Bình Dương
2 Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị nghiện ma túy bằng thuốc thay thế đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống HIV/AIDS, làm giảm nhu cầu sử dụng ma túy và vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy, phục hồi khả năng lao động, tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện. Methadone là một chất dạng thuốc phiện (CDTP) tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các chất dạng thuốc phiện khác (đồng vận). Điều trị duy trì bằng Methadone được triển khai với mục đích lớn nhất là duy trì thời gian điều trị của bệnh nhân trong chương trình càng lâu càng tốt kết hợp với tư vấn tăng cường tuân thủ điều trị. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ duy trì điều trị Methadone và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở những bệnh nhân điều trị, tỉnh Bình Dương năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Nghiên cứu này thực hiện trên 374 bệnh nhân tại các cơ sở điều trị Methadone của tỉnh Bình Dương với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 374 bệnh nhân điều trị Methadone, tỷ lệ duy trì điều trị sau 12 tháng là 88%. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với ngừng duy trì điều trị như: có bệnh HIV kèm theo, đang điều trị lao, liều thuốc sử dụng thấp, tuân thủ điều trị Methadone. Kết luận: Kết quả cho thấy liều điều trị có thể ảnh hưởng đến duy trì điều trị của bệnh nhân. Vì vậy cần giữ liều duy trì cho bệnh nhân càng lâu càng tốt, chỉ giảm liều khi cần thiết. Thường xuyên tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn và giáo dục sức khỏe của nhân viên, đặc biệt tư vấn viên. Phối hợp chặc chẽ giữa các ban ngành để công tác quản lý, giám sát và nâng cao hiệu quả chương trình điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016), "Tài liệu đào tạo điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone".
2. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (2016), "Triển khai có hiệu quả công tác phòng chống mại dâm và phòng chống ma túy năm 2016".
3. FHI 360 (2009-2010), "Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện thuốc phiện bằng Methadone tại Hải Phòng và Thành Phố Hồ Chí Minh".
4. Trương Thị Ngọc Hân (2016), "Tỷ lệ duy trì điều trị Methadone và các yếu tố liên quan ở những bệnh nhân điều trị tại phòng khám Methadone quận 6, TP. Hồ Chí Minh", Luận văn cử nhân Y tế công cộng, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
5. Trần Thị Thu Hiền (2015), "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến duy trì điều trị của bệnh nhân điều trị Methadone tai Việt Nam", Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
6. Zhong B. L., Xie W. X., Zhu J. H., Lu J., Chen H. (2019), "Prevalence and correlates of suicide attempt among Chinese individuals receiving methadone maintenance treatment for heroin dependence", Sci Rep, 9 (1), 15859.