CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG PHẪU THUẬT U SỌ HẦU QUA ĐƯỜNG MỔ THÓP BÊN TRƯỚC

La Tường Kha1,, Nguyễn Kim Chung1, Trần Minh Huy1, Võ Thành Toàn2, Lê Bá Tùng2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố liên quan trong phẫu thuật u sọ hầu qua đường mổ thóp bên trước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca các BN được chẩn đoán là u sọ hầu, được điều trị tại khoa Ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2019 đến 06/2023, được phẫu thuật bằng đường mở sọ thóp bên trước và chúng tôi thu thập được 35 bệnh nhân thỏa mãn các điều kiện đã nêu. Kết quả: Trong 35 ca u sọ hầu được phẫu thuật qua đường mổ thóp bên trước, về mức độ lấy u, phẫu thuật lấy hết u chiếm 25,8%, phẫu thuật lấy gần hết u (≥90%) chiếm 51,4%, phẫu thuật lấy bán phần u (60%-90%) chiếm 17,1%, phẫu thuật lấy một phần u (<60%) chiếm 5,7%. Khi khảo sát các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến mức độ lấy u và kết quả bệnh nhân sau phẫu thuật, chúng tôi ghi nhận các yếu tố có liên quan bao gồm: tính chất u dạng đại thể, tỉ lệ đái tháo nhạt lúc xuất viện, tỉ lệ tái phát; trong khi đó các yếu tố không liên quan bao gồm: nhóm tuổi, giới tính, triệu chứng lâm sàng, vị trí u và độ xâm lấn, kích thước u. Kết luận: Phẫu thuật u sọ hầu qua đường mổ thóp bên trước là phương pháp hiệu quả để điều trị u sọ hầu, bên cạnh đó cũng kèm theo nhiều yếu tố liên quan nên được quan tâm để tiên lượng bệnh theo thời gian dài.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Zacharia BE, Bruce SS, Goldstein H, Malone HR, Neugut AI, Bruce JN. Incidence, treatment and survival of patients with craniopharyngioma in the surveillance, epidemiology and end results program. Neuro-oncology. 2012;14(8):1070-1078.
2. Lopez-Serna R, Gómez-Amador JL, Barges-Coll J, et al. Treatment of craniopharyngioma in adults: systematic analysis of a 25-year experience. Archives of medical research. 2012;43(5):347-355.
3. Webb KL, Pruter WW, Hinkle ML, Walsh MT. Comparing surgical approaches for craniopharyngioma resection among adults and children: a meta-analysis and systematic review. World Neurosurgery. 2023;
4. Trần Minh Thông. Khảo sát đặc điểm lâm sàng – giải phẫu bệnh 127 trường hợp u sọ hầu. Tạp chí Y học TPHồ Chí Minh. 2010;14(2-2010):374 - 379.
5. Zamora RE, Grimm F, Adib SD, Bornemann A, Honegger J. Surgical Treatment of Craniopharyngiomas in Adults: Comparison between Primary Surgery and Surgery for Recurrence. Current Medical Science. 2022;42(6): 1119-1130.
6. Liu JK, Christiano LD, Gupta G, Carmel PW. Surgical nuances for removal of retrochiasmatic craniopharyngiomas via the transbasal subfrontal translamina terminalis approach. Neurosurgical focus. 2010;28(4):E6.
7. Karavitaki N, Brufani C, Warner J, et al. Craniopharyngiomas in children and adults: systematic analysis of 121 cases with long‐term follow‐up. Clinical endocrinology. 2005;62(4):397-409.
8. Nguyễn Phong. Các yếu tố tiên lượng lấy u trong phẫu thuật u sọ hầu qua đường mổ dưới trán 2 bên. Y học thực hành. 2012;(Chuyên đề Ngoại khoa)
9. Zhao X, Yi X, Wang H, Zhao H. An analysis of related factors of surgical results for patients with craniopharyngiomas. Clinical neurology and neurosurgery. 2012;114(2):149-155.
10. Singh M, Chandra P, Sharma B. Aggressive surgical management of craniopharyngiomas. Indian Journal of Neurosurgery. 2013;2(02):138-141.