CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG PHẪU THUẬT U SỌ HẦU QUA ĐƯỜNG MỔ THÓP BÊN TRƯỚC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố liên quan trong phẫu thuật u sọ hầu qua đường mổ thóp bên trước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca các BN được chẩn đoán là u sọ hầu, được điều trị tại khoa Ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2019 đến 06/2023, được phẫu thuật bằng đường mở sọ thóp bên trước và chúng tôi thu thập được 35 bệnh nhân thỏa mãn các điều kiện đã nêu. Kết quả: Trong 35 ca u sọ hầu được phẫu thuật qua đường mổ thóp bên trước, về mức độ lấy u, phẫu thuật lấy hết u chiếm 25,8%, phẫu thuật lấy gần hết u (≥90%) chiếm 51,4%, phẫu thuật lấy bán phần u (60%-90%) chiếm 17,1%, phẫu thuật lấy một phần u (<60%) chiếm 5,7%. Khi khảo sát các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến mức độ lấy u và kết quả bệnh nhân sau phẫu thuật, chúng tôi ghi nhận các yếu tố có liên quan bao gồm: tính chất u dạng đại thể, tỉ lệ đái tháo nhạt lúc xuất viện, tỉ lệ tái phát; trong khi đó các yếu tố không liên quan bao gồm: nhóm tuổi, giới tính, triệu chứng lâm sàng, vị trí u và độ xâm lấn, kích thước u. Kết luận: Phẫu thuật u sọ hầu qua đường mổ thóp bên trước là phương pháp hiệu quả để điều trị u sọ hầu, bên cạnh đó cũng kèm theo nhiều yếu tố liên quan nên được quan tâm để tiên lượng bệnh theo thời gian dài.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U sọ hầu (craniopharyngioma), xuất huyết não thất (IVH), giãn não thất (hydrocephalus), đái tháo nhạt (diabetes insipidus)
Tài liệu tham khảo
2. Lopez-Serna R, Gómez-Amador JL, Barges-Coll J, et al. Treatment of craniopharyngioma in adults: systematic analysis of a 25-year experience. Archives of medical research. 2012;43(5):347-355.
3. Webb KL, Pruter WW, Hinkle ML, Walsh MT. Comparing surgical approaches for craniopharyngioma resection among adults and children: a meta-analysis and systematic review. World Neurosurgery. 2023;
4. Trần Minh Thông. Khảo sát đặc điểm lâm sàng – giải phẫu bệnh 127 trường hợp u sọ hầu. Tạp chí Y học TPHồ Chí Minh. 2010;14(2-2010):374 - 379.
5. Zamora RE, Grimm F, Adib SD, Bornemann A, Honegger J. Surgical Treatment of Craniopharyngiomas in Adults: Comparison between Primary Surgery and Surgery for Recurrence. Current Medical Science. 2022;42(6): 1119-1130.
6. Liu JK, Christiano LD, Gupta G, Carmel PW. Surgical nuances for removal of retrochiasmatic craniopharyngiomas via the transbasal subfrontal translamina terminalis approach. Neurosurgical focus. 2010;28(4):E6.
7. Karavitaki N, Brufani C, Warner J, et al. Craniopharyngiomas in children and adults: systematic analysis of 121 cases with long‐term follow‐up. Clinical endocrinology. 2005;62(4):397-409.
8. Nguyễn Phong. Các yếu tố tiên lượng lấy u trong phẫu thuật u sọ hầu qua đường mổ dưới trán 2 bên. Y học thực hành. 2012;(Chuyên đề Ngoại khoa)
9. Zhao X, Yi X, Wang H, Zhao H. An analysis of related factors of surgical results for patients with craniopharyngiomas. Clinical neurology and neurosurgery. 2012;114(2):149-155.
10. Singh M, Chandra P, Sharma B. Aggressive surgical management of craniopharyngiomas. Indian Journal of Neurosurgery. 2013;2(02):138-141.