CHẤT LƯỢNG XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ NÃO TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG NĂM 2023

Vương Quang Minh1,2, Hoàng Thị Hoài1, Lê Minh Thi2,
1 Bệnh viện Trưng Vương
2 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Đột quỵ là là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau bệnh tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tàn tật nghiêm trọng. Để giúp ích cho việc cải thiện chất lượng, tăng khả năng phục hồi của người bệnh, nghiên cứu này  nhằm mục tiêu khảo sát chất lượng xử trí đột quỵ não ở cấp độ lâm sàng tại Bệnh viện (BV) Trưng Vương từ tháng 06-08 năm 2023. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thực hiện khảo sát 151 người bệnh (NB) qua việc hồi cứu hồ sơ bệnh án kết hợp quan sát và ghi nhận theo một phiếu khảo sát soạn sẵn. Đánh giá chất lượng xử trí đột quỵ qua 10 tiêu chuẩn chất lượng ở cấp độ lâm sàng trong các tiêu chuẩn chất lượng xử trí đột quỵ não ở Việt Nam theo Quyết định số 86/QĐ-KCB ngày 15/7/2014 của Bộ Y tế. Kết quả: Tỷ lệ NB được đáp ứng đạt cả 10 tiêu chuẩn lâm sàng về xử trí đột quỵ não là 72,2% và không đạt là 27,8%. Các tiêu chuẩn 1 (NB được được chăm sóc y tế do các nhân viên y tế  “bao gồm cả bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc” đã được huấn luyện chuyên môn, xử trí đột quỵ não cấp, bao gồm các chuyên khoa như hồi sức cấp cứu, thần kinh, đa khoa và phục hồi chức năng), tiêu chuẩn 3 (chẩn đoán và điều trị trong vòng 24 giờ, được điều trị ngay bằng Aspirin), và tiêu chuẩn 7 (NB được vận động sớm và giúp đỡ ngồi dậy ngay khi họ tỉnh)  đều đạt được 100%, tiêu chuẩn 2 (NB được chụp cắt lớp vi tính sọ não trong vòng 1-24 giờ) đạt được là 99,3%, các tiêu chuẩn 4 (NB được đánh giá tình trạng và xử trí tại Đơn vị đột quỵ não), tiêu chuẩn 9  (NB và người nhà được đánh giá và cung cấp thông tin), tiêu chuẩn 10 (NB sau đột quỵ não được kê thuốc phù hợp để giảm nguy cơ đột quỵ não) đạt được là 98,7%, các tiêu chuẩn 6 (NB khi vào viện được chuyển thẳng ngay vào Đơn vị đột quỵ não chuyên khoa, được đánh giá và được điều trị tiêu huyết khối trong vòng 4,5 giờ sau khởi phát đột quỵ não nếu có chỉ định), tiêu chuẩn 8 (NB được chuyên gia đánh giá chức năng nuốt trong vòng 4 giờ sau khi nhập viện, trước khi chỉ định cho ăn qua đường miệng, truyền dịch, hoặc dùng thuốc và có kế hoạch cung cấp đủ dinh dưỡng), tiêu chuẩn 8 (NB được đánh giá chức năng nuốt trong vòng 4 giờ sau khi nhập viện) đạt được là 98,0%. Tiêu chuẩn 5 (NB được điều trị với sự tôn trọng nhân phẩm và sự riêng tư có tỷ lệ đạt thấp nhất với 74,2%. Kết luận: BV cần cải thiện việc đảm bảo sự riêng tư và điều kiện vệ sinh, trong đó chú ý đảm bảo các giường bệnh cần có đầy đủ rèm che và điều kiện vệ sinh cần thiết và cần được bổ sung thêm số lượng điều dưỡng nhằm thực hiện chăm sóc tốt cho người bệnh đột quỵ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2014). Tiêu chuẩn chất lượng về xử trí đột quỵ thí điểm trong bệnh viện ở Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 86/QĐ-KCB ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh, Bộ Y tế).
2. Bộ Y tế (2015). Tóm tắt số liệu thống kê y tế, NXB Y học, 16.
3. Bộ Y tế (2018). Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ.
4. Lê Thị Hương, Dương Thị Phượng, Lê Thị Tài, et al. (2016) "Tỷ lệ mắc đột quỵ tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng sinh thái Việt Nam năm 2013 -2014 và một số yếu tố liên quan ". Tạp chí Nghiên cứu y học, 104 (6), 1-8.
5. Chu Văn Vinh, Nguyễn Anh Tuấn (2022). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thực tế áp dụng tiêu chuẩn chất lượng về xử trí đột quỵ não ở Việt Nam trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não tại Bệnh viện Việt Đức, Hội Thần kinh học Việt Nam.
6. Bath P.M., Lee H.S., Everton L.F. (2018). "Swallowing therapy for dysphagia in acute and subacute stroke". Cochrane Database Syst Rev, 10, 9-18.
7. Hatano S. (1976). "Experience from a multicentre stroke register: a preliminary report". Bulletin of the World Health Organization, 54 (5), 541.
8. Herpich F., Rincon F. (2020). "Management of acute ischemic stroke". Critical care medicine, 48 (11), 1654.
9. Lindsay P., Furie K.L., Davis S.M., et al. (2014). "World Stroke Organization global stroke services guidelines and action plan". Int J Stroke, 9 Suppl A100, 4-13.
10. World Health Organization (2014). Global status report on noncommunicable diseases