KHẢO SÁT KỸ NĂNG ĐO HUYẾT ÁP CỦA SINH VIÊN Y KHOA NĂM THỨ BA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Lư Ý Thanh1, Cao Thị Ngọc Bích1, Bùi Phan Quỳnh Phương1, Nguyễn Thị Mỹ Linh1, Trần Tú Trinh1, Nguyễn Minh Luân1, Đặng Trần Ngọc Thanh2, Nguyễn Anh Duy1, Cao Tấn Tải1, Nguyễn Thị Thu Thủy1, Châu Thị Kiều Chinh1, Nguyễn Hữu Nhân1, Nguyễn Thị Kiều Tran1, Phạm Thị Cẩm Duyên2, Nguyễn Thị Ngọc Lan1, Nguyễn Ngọc Phương Thư1,
1 Trung tâm Kỹ năng và Sáng tạo Mô phỏng Lâm sàng (CECICS), Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Việt Nam
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Mỗi nhân viên y tế đều cần phải có kỹ năng đo huyết áp chính xác. Vì vậy, điều quan trọng là sinh viên y khoa (SVYK) phải thành thạo quy trình đo huyết áp trong thời gian mà SVYK được học tại trường y. Hiện tại, trong sự hiểu biết của chúng tôi, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào được công bố liên quan đến kỹ năng đo huyết áp của SVYK Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (ĐHYKPNT). Nghiên cứu “Khảo sát kỹ năng đo huyết áp của SVYK năm thứ ba trường ĐHYKPNT” nhằm cung cấp thông tin ban đầu về kỹ năng đo huyết áp chính xác của sinh viên, làm cơ sở cho các giải pháp nâng cao kỹ năng về quy trình đo huyết áp cho sinh viên trường ĐHYKPNT, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và gia tăng an toàn người bệnh. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở SVYK năm thứ 3 (năm học 2023-2024) đang học tại trường ĐHYKPNT. Cỡ mẫu tính được là 296, được chọn bằng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Kỹ năng đo huyết áp của SVYK được đánh giá bằng bảng kiểm, thực hiện trên người bệnh chuẩn, trong các phòng OSCE của CECICS với thời gian không quá 10 phút. Các bước của bảng kiểm được xây dựng dựa trên quy trình đo huyết áp theo Hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam (Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Ống nghe 2 đầu được sử dụng cho cả giảng viên và SVYK để đảm bảo tính chính xác của kết quả đo. Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Khoảng tin cậy 95% với sự khác biệt ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Kết quả: Tổng cộng có 296 SVYK tham gia nghiên cứu với tuổi trung bình là 21,75 ± 2,1 tuổi, dao động từ 21 đến 29 tuổi. Với điểm chuẩn được xác định bằng phương pháp Angoff (≥ 6 điểm), tỷ lệ SVYK đậu và rớt trạm OSCE đo huyết áp lần lượt là 74% và 26%. Tuy nhiên, tỷ lệ SVYK thực hiện đúng hoàn toàn các bước của bảng kiểm dao động lớn (từ 7,1% đến 88,5%). Nhiều bước trong kỹ năng đo huyết áp cần phải được cải thiện thêm để gia tăng tính chính xác và độ tin cậy của kết quả đo. Kết luận: Còn khoảng trống lớn trong thực hành về kỹ năng đo huyết áp đúng ở SVYK năm thứ ba ĐHYKPNT. Do đó, cần xem xét điều chỉnh cách huấn luyện và lượng giá kỹ năng đo huyết áp cho sinh viên ĐHYKPNT để hiệu quả hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

. Yamazaki Y, Hiyamizu I, Joyner K, Otaki J, et al. Assessment of blood pressure measurement skills in second-year medical students after ongoing simulation-based education and practice. Med Educ Online. 2021;26(1):1841982. doi: 10.1080/10872981.2020.1841982.
2. McKay DW, Raju MK, Campbell NRC. Assessment of Blood Pressure Measuring Techniques. Oxford: Blackwell Scientific Publications. 1992.
3. Askey, John Martin. "The auscultatory gap in sphygmomanometry." Annals of internal medicine 80, no. 1 (1974): 94-97.
4. Armstrong R.S. Nurses’ knowledge of error in blood pressure measurement technique. International Journal of Nursing Practice 2002; 8:118 – 126.
5. Medical students and measuring blood pressure: Results from the American Medical Association Blood Pressure Check Challenge. J Clin Hypertens (Greenwich). 2017 Jun; 19(6): 614–619.
6. Bottenberg MM, Bryant GA, Haack SL, North AM. Assessing pharmacy students’ ability to accurately measure blood pressure using a blood pressure simulator arm. Am J Pharm Educ. 2013;77:98.
7. Alimoglu MK, Mamakli S, Gurpinar E, Aktekin M. Medical students lose their competence in clinical skills if not applied on real patients: results of two‐year cohort study. Turkiye Klinkikleri J Med Sci. 2011;31:1356‐1363.