PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ BẰNG MÔ HÌNH CỦA BUDESONIDE/FORMOTEROL KHI CẦN Ở NGƯỜI BỆNH HEN NHẸ TẠI VIỆT NAM

Huy Tuấn Kiệt Phạm 1, Đặng Tú Nguyên Lê 2, van Haalen Heleen 3, Văn Đạt Trương 2, Hồng Phương Lê 4, Thị Hải Yến Nguyễn 2, Thị Quỳnh Nga Nguyễn 2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Công ty AstraZeneca Thụy Điển
4 Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích chi phí-hiệu quả của Budesonide/Formoterol khi cần so với Corticosteroid dạng hít (ICS) liều thấp hàng ngày phối hợp với thuốc đồng vận beta giao cảm tác dụng ngắn (SABA) khi cần ở người bệnh hen phế quản (HPQ) nhẹ tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Mô hình hóa sử dụng mô hình Markov gồm ba trạng thái chính: không có đợt cấp HPQ, đợt cấp HPQ nặng, và tử vong. Nghiên cứu được thực hiện dưới quan điểm của cơ quan chi trả, khung thời gian chạy mô hình là toàn thời gian sống với chu kỳ của mô hình là một tuần. Hiệu quả lâm sàng được trích xuất từ nghiên cứu SYGMA 2 và các thông số về chi phí được dựa trên một nghiên cứu gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam và cơ sở dữ liệu của Cục Quản lý Dược. Kết quả mô hình được biểu thị dưới dạng chỉ số chi phí-hiệu quả tăng thêm (ICER), kết quả phân tích độ nhạy một chiều và phân tích độ nhạy xác suất. Kết quả: Budesonide/Formoterol khi cần vượt trội so với phác đồ so sánh, giúp tránh được 0,44 đợt cấp HPQ, tiết kiệm 2.632.464 VNĐ chi phí điều trị và tăng 0,0006 QALYs về mặt hiệu quả. Kết quả phân tích độ nhạy một chiều và độ nhạy xác suất đều khẳng định trong đa số trường hợp phân tích, Budesonide/Formoterol khi cần đều đạt chi phí-hiệu quả. Kết luận: Từ quan điểm của cơ quan chi trả, Budesonide/Formoterol khi cần tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả so với phác đồ ICS liều thấp phối hợp SABA khi cần về tính chi phí-hiệu quả tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Soriano JB, Kendrick PJ, Paulson KR, Gupta V, Abrams EM, Adedoyin RA, et al. Prevalence and attributable health burden of chronic respiratory diseases, 1990–2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. Lancet Respir Med. 2020;8(6):585–96.
2. Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn, và cs. Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam. Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến Bạch Mai. 2011.
3. Nguyễn Viết Nhung, Nguyễn Đình Duy, Võ Đức Chiến, Lê Thị Thu Hương, Vũ Văn Thành. Hiệu quả, an toàn của Budesonide/Formoterol (160/4,5µg) Turbuhaler khi cần trên bệnh nhân hen nhẹ (≥ 12 tuổi) ở Việt Nam: kết quả từ nghiên cứu SYGMA 1&2. Tạp chí Y học lâm sàng. 2020;118(1):101–8.
4. Bateman ED, Reddel HK, O’Byrne PM, Barnes PJ, Zhong N, Keen C, et al. As-Needed Budesonide–Formoterol versus Maintenance Budesonide in Mild Asthma. N Engl J Med. 2018;378 (20):1877–87.
5. Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế. Dịch vụ công - Tra cứu giá thuốc. 2021.
6. Phạm Huy Tuấn Kiệt, Vũ Văn Giáp, Nguyễn Thị Thanh Hà. Chi phí y tế trực tiếp trong điều trị hen theo phân loại GINA dựa trên dữ liệu lớn từ Bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;503 (2):169–72.
7. FitzGerald JM, Arnetorp S, Smare C, Gibson D, Coulton K, Hounsell K, et al. The cost-effectiveness of as-needed budesonide/formoterol versus low-dose inhaled corticosteroid maintenance therapy in patients with mild asthma in the UK. Respir Med. 2020;171:106079.
8. Goossens LMA, Riemersma RA, Postma DS, Van Der Molen T, Rutten-Van Mölken MPMH. An economic evaluation of budesonide/formoterol for maintenance and reliever treatment in asthma in general practice. Adv Ther. 2009;26(9):872–85.