GIÁ TRỊ CỦA PHÂN LOẠI PI-RADS VỚI CÁC TỔN THƯƠNG KHU TRÚ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của phân loại PI-RADS trên cộng hưởng từ (MRI) với các tổn thương khu trú trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (UT TTL). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện trên 10 bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt có tổn thương khu trú theo phân phân loại PI-RADS (PR), đến khám và điều trị tại bệnh viện K từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021. Người bệnh được sinh thiết hệ thống tuyến tiền liệt dưới hướng dẫn siêu âm đường trực tràng và tiến hành đối chiếu kết quả giải phẫu bệnh, từ đó xác định giá trị dự đoán UT TTL của từng phân loại PI-RADS và độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính của phân loại PI-RADS với các tổn thương khu trú trong chẩn đoán UT TTL. Kết quả: 10 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 71, với triệu chứng tiểu khó chiếm 60%, được thăm khám trực tràng thấy nhân khu trú với tỷ lệ 80%, với xét nghiệm PSA toàn phần có kết quả trung bình 35,48 ng/ml. Trên MRI, thể tích trung bình tuyến tiền liệt 55g. Vị trí tổn thương hay gặp nhất tại vùng chuyển tiếp trái phần thân chiếm 50%. Giá trị dự đoán UT TTL của từng phân loại từ PI-RADS 1 đến PI-RADS 5 lần lượt là 0%, 0%, 0%, 100% và 100%. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính của phân loại PI-RADS khi tính riêng PR4 hay PR5 trong chẩn đoán UT TTL đều là 100%. Kết luận: Phân loại PI-RADS trên MRI có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao với các tổn thương khu trú trong chẩn đoán UT TTL.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư tuyến tiền liệt, cộng hưởng từ, PI-RADS, sinh thiết hệ thống
Tài liệu tham khảo
2. Van Dong H, Lee AH, Nga NH, Quang N, Le Chuyen V, Binns CW. Epidemiology and prevention of prostate cancer in Vietnam. Asian Pac J Cancer Prev. 2014;15(22):9747-9751. doi:10.7314/apjcp.2014.15.22.9747
3. Murphy G, Haider M, Ghai S, Sreeharsha B. The expanding role of MRI in prostate cancer. AJR Am J Roentgenol. 2013;201(6):1229-1238. doi:10.2214/AJR.12.10178
4. Ahmed HU, Kirkham A, Arya M, et al. Is it time to consider a role for MRI before prostate biopsy? Nat Rev Clin Oncol. 2009;6(4):197-206. doi:10.1038/nrclinonc.2009.18
5. Tamada T, Sone T, Higashi H, et al. Prostate cancer detection in patients with total serum prostate-specific antigen levels of 4-10 ng/mL: diagnostic efficacy of diffusion-weighted imaging, dynamic contrast-enhanced MRI, and T2-weighted imaging. AJR Am J Roentgenol. 2011;197(3):664-670. doi:10.2214/AJR.10.5923
6. Barentsz JO, Richenberg J, Clements R, et al. ESUR prostate MR guidelines 2012. Eur Radiol. 2012;22(4):746-757.doi:10.1007/s00330-011-2377-y
7. Weinreb JC, Barentsz JO, Choyke PL, et al. PI-RADS Prostate Imaging - Reporting and Data System: 2015, Version 2. Eur Urol. 2016;69(1):16-40. doi:10.1016/j.eururo.2015.08.052
8. Vũ Lê Chuyên, Đỗ Anh Toàn. Khảo sát tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới trên 50 tuổi đến khám tại bệnh viện Bình Dân. Y Học TP Hồ Chí Minh. 2012;16:335-341.
9. Vũ Trung Kiên, Đỗ Trường Thành, Nguyễn Lan Hương. Đánh giá kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt 12 mẫu trong chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt. Tạp chí Y dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2017;Số đặc biệt tháng 8/2017:297-303.
10. Trịnh Lê Hồng Minh. Giá trị của cộng hưởng từ khuếch tán trong chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến tiền liệt. Published online 2014.