KẾT QUẢ LÂU DÀI CỦA CÁC BỆNH NHÂN CÓ BIẾN CHỨNG HẸP NIỆU QUẢN THẬN GHÉP

Lê Nguyên Vũ1,2,, Trần Minh Tuấn1, Nguyễn Quang Nghĩa1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả của việc điều trị biến chứng hẹp niệu quản thận ghép. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu 33 bênh nhận được chẩn đoán hẹp niệu quản thận ghép qua lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính Các chỉ tiêu nghiên cứu: giới, nguồn thận ghép, thời gian hẹp niệu quản, can thiệp trước đó, phương pháp cắm niệu quản bàng quang, mổ mở lấy thận hay nội soi, thận bên phải/ trái, vị trí hẹp niệu quản, các nguyên nhân gây hẹp, phương pháp điều trị, kết quả điều trị sau 1 tháng, 3 tháng, 1 năm. Kết quả: tỷ lệ nam/ nữ 22/11. 93,93%  thận lấy từ người cho sống và 6,07% thận ghép lấy từ người cho chết não. Lấy thận theo phương pháp mổ nội soi: 78.78%, mổ mở là 21.22%, thận hiến là thận phải  gặp 69.69%. 100% các bệnh nhân bị hẹp đều có giãn niệu quản bể thận trên siêu ấm và creatinin máu cao hơn mức nền. Thời gian từ khi ghép thận đến khi hẹp niệu quản nhiều nhất là nhóm bệnh nhân sau ghép 1 tháng chiếm tỷ lệ 66.67%. Siêu âm niệu quản bể thận giãn lớn >2cm chiếm tỷ lệ 60.61%. Vị trí hẹp trên cắt lớp vi tính đoạn miệng nối niệu quản bàng quang là hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 75.75%. Điều trị bằng phương pháp nong niệu quản bằng bóng thành công 2 trường hợp (6,07%). Các trường hợp còn lại sau khi nong bằng bóng phải mổ mở: 24.24% hoặc mổ mở luôn khi chẩn đoán hẹp 69.69%. cắm niệu quản thận ghép vào niệu quản cũ là kỹ thuật ưu tiên được lưa chọn chiếm tỷ lệ 87.1%, có 13% trường hợp phải khâu buộc thêm niệu quản thận ghép tránh nhiễm trùng ngược dòng. Kết quả chức năng thận trở về bình thường và không còn tình trạng nhiễm khuẩn Kết luận: Phẫu thuật mổ mở chỉ định cho những trường hợp hẹp dài hoặc đã điều trị bằng nội soi thất bại. Đặt stent niệu quản không phải lúc nào cũng khả thi về mặt kỹ thuật và kết quả điều trị

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Eufrasion P, Parada B, Moreira P (2011) Surgical complication in 2000 renal transplatnts. Transplantation proceedings , 43, 142- 144. doi:10.1016/j.transproceed.2010.12.009
2. C. Simseka, S.M. Doganb, T. Piskinb, G. Okuta, K. Cayhana, A. Aykasa, E. Tatarc, and A. Uslu. Should Interventional Radiology or Open Surgery Be the First Choice for the Management of Ureteric Stenosis After Transplantation? Dual-Center Study. Transplantation Proceedings, 49, 517- 522 (2017)
3. Brian D. Duty , John M. Barry (2015) Diagnosis and management of ureteral complications following renal transplantation Asian Journal of Urology (2015) 2, 202 -207. http://dx.doi.org/ 10.1016/j.ajur.2015.08.002
4. Karam G., Hétet J.F, Maillet F. et al (2006). Late Ureteral Stenosis Following Renal Transplantation: Risk Factors and Impact on Patient and Graft Survival. American Journal of Transplantation 2006, 6, 352–356.
5. Nie Z., Zhang K., Huo W. et al (2009). Comparison of urological complications with primary ureteroureterostomy versus conventional ureteroneocystostomy. Clinical Transplant, 2009 John Wiley & Sons
6. Streeter E.H., Little D.M., Cranston D.W. et al (2002). The urological complications of renal transplantation: a series of 1535 patients. BJU International (2002), 90, 627–634.
7. Shoskes DA, Hanbury D, Cranston D, et al: Urological complications in 1,000 consecutive renal transplant recipients. J Urol 153:18, 1995.
8. Prudhomme T, P. Bigot et al. (2009). Etude de la vascularisation artérielle de l’ uretère proximal.
9. Liselotte S. S. Ooms, Adriaan Moelker, Joke I. Roodnat, Jan N. M. Ijzermans, Mirza M. Idu, Turkan Terkivatan. Antegrade Balloon Dilatation as a TreatmentOption for Posttransplant Ureteral Strictures: Case Series of 50 Patients
10. Hamouda M., Sharma A., Halawa A. (2018). Urine Leak After Kidney Transplant: A Review of the Literature. Başkent University, Experimental and Clinical Transplantation, 1, 90-95.