KẾT QUẢ ÁP DỤNG GÓI XỬ TRÍ SỚM (1-3 GIỜ) TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN NẶNG, SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Trần Phương1,, Ngô Đức Ngọc2
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả áp dụng gói xử trí sớm (1-3 giờ) trong điều trị nhiễm nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Đối tượng và Phương pháp: Mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu và tiến cứu số liệu về đánh giá áp dụng điều trị của gói 1 giờ, 3 giờ được thưc hiện trên 152 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn (theo định nghĩa Sepsis-3 Điểm qSOFA ≥ 2). Thời gian được thực hiện từ tháng 04/2023 đến tháng 10/2023. Kết quả: tuân thủ chung các khuyến cáo là 86,9%, trong đó tuân thủ bù dịch chiếm 98,7%; tuân thủ đo Lactat máu là 100%, cho kháng sinh hợp lý trong giờ đầu là 83,6%, tuân thủ cấy máu là 88,2%. Kết quả điều trị: tỷ lệ bệnh ổn định chuyển về tuyến dưới hay khỏe xuất viện chiếm tỷ lệ 66,5%, bệnh nặng tiên lượng tử vong gia đình xin về hay tử vong tại khoa Hồi sức chiếm 33,5%. Có 37,5% bệnh nhân thở máy, thời gian nằm khoa Hồi sức tích cực trung bình là 5,8 ngày. Kết luận: bước đầu kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng, giám sát sự tuân thủ việc đạt các mục tiêu trong 1-3 giờ đầu theo các khuyến cáo của SSC 2018 đối với bệnh nhân NKH và SNK đạt kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên cần có nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn để đánh giá sát hơn về tác động tới kết quả lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ko, B.S., et al., Impact of 1-Hour Bundle Achievement in Septic Shock. J Clin Med, 2021. 10(3).
2. Lynn, N.B., et al., Severe sepsis 3-hour bundle compliance and mortality. Am J Infect Control, 2018. 46(11): p. 1299-1300.
3. Levy, M.M., L.E. Evans, and A. Rhodes, The Surviving Sepsis Campaign Bundle: 2018 update. Intensive Care Med, 2018. 44(6): p. 925-928.
4. Đào Xuân Phương and Bùi Thị Hương Giang, Đánh giá kết quả áp dụng gói điều trị nhiễm khuẩn và sốc nhiễm khuẩn trong giờ đầu tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai. Tạp Chí Học Việt Nam, 2021. Số 1(509-tháng 12): p. 335-339.
5. Rhodes, A., et al., Surviving Sepsis Campaign: International Guidelines for Management of Sepsis and Septic Shock: 2016. Intensive Care Med, 2017. 43(3): p. 304-377.
6. Phan Hoàng Nguyên, Khảo sát tỷ lệ tuân thủ theo SCC 2016 trogn 3 giờ đầu và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. 2020, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh. p. 129.
7. Tôn Thanh Trà and Bùi Quốc Thắng, Đặc điểm bạch cầu, C- Reactive Protein (CRP), Procalcitonin, Lactat máu trên bệnh nhân NKH/ SNK tại khoa Cấp cứu. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2014. 18(1): p. 279-283.
8. Tôn Thanh Trà and Phạm Thị Ngọc Thảo, Tỉ lệ sử dụng kháng sinh ban đầu thích hợp và tỉ lệ tuân thủ Surviving Sepsis Campaign 2012 ở bệnh nhân NKH và SNK tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y Học thành phố Hồ Chí Minh, 2015. 19(1): p. 421.
9. Jozwiak, M., X. Monnet, and J.L. Teboul, Implementing sepsis bundles. Ann Transl Med, 2016. 4(17): p. 332.
10. Trần Thanh Bình, Đánh giá sự tuân thủ phác đồ điều trị NKH nặng – SNK tại Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2014. 20(1): p. 39-59.