ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG, VI SINH VÀ GIẢI PHẪU BỆNH CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM LOÉT GIÁC MẠC TẠI BỆNH VIỆN MẮT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Trần Thúy Vy1,, Lê Văn Đảm1, Nguyễn Công Kiệt2
1 Trường Đại học Trà Vinh
2 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm loét giác mạc là nguyên nhân gây mù loà phổ biến nhất ở Việt Nam. Nhưng đa phần các báo cáo tập trung đánh giá kết quả điều trị viêm loét giác mạc, còn đặc điểm đặc điểm cận lâm sàng liên quan đến yếu tố tiên lượng bệnh và sự phù hợp của kết quả cận lâm sàng tìm thấy tác nhân vi sinh trong chẩn đoán chưa được mô tả nhiều. Mục tiêu: Xác định các đặc điểm cận lâm sàng, vi sinh và giải phẫu bệnh của người bệnh viêm loét giác mạc tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, hồi cứu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán viêm loét giác mạc nhiễm trùng và điều trị nội trú tại Khoa Giác Mạc, bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận nấm và vi khuẩn là thường gặp nhất, trong đó vi khuẩn chiếm 40,0% và nấm chiếm 25,0%. Trong 40 ca có 27 ca có sự tham gia của vi khuẩn gây viêm loét giác mạc. Chỉ 4 trường hợp nuôi cấy mọc vi khuẩn (chiếm 14,8%). Thực hiện RT-PCR trên 26 mẫu bệnh phẩm, trong 14 ca viêm loét giác mạc có vi khuẩn tham gia ghi nhận có 10 trường hợp dương tính với vi khuẩn chiếm 38,5% (10/26) và độ nhạy 71,4% (10/14). Trong mẫu nghiên cứu tỉ lệ dương tính của virus là 23,1%, 1 ca do aspergillus niger chiếm tỉ lệ (3,8%). Kết luận: Kết quả cận lâm sàng soi tươi, nuôi cấy và RT PCR trước và sau phẫu thuật không có phù hợp với nhau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Flaxman S.R., et al (2017). “Global causes of blindness and distance vision impairment 1990-2020”: a systematic review and meta-analysis. Lancet Glob Health. 5(12): e1221-e1234
2. Whitcher J.P., M. Srinivasan, M. P. Upadhyay (2001), "Corneal blindness: a global perspective", Bull World Health Organ. 79(3), pp. 214-21
3. Ung L., et al (2019). “The persistent dilemma of microbial keratitis: Global burden, diagnosis, and antimicrobial resistance.” Surv Ophthalmol. 64(3): 255-271
4. Lê Anh Tâm (2008). “Nghiên cứu tình hình viêm loét giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong 10 năm (1998 – 2007)”. Luận văn thạc sỹ Y học chuyên ngành Nhãn Khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Trần Ngọc Huy (2020). “Khảo sát tác nhân viêm loét giác mạc nhiễm trùng tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ Y học chuyên ngành Nhãn khoa, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
6. Vũ Hoàng Việt Chi (2012). “Viêm loét giác mạc nhiễm trùng tại bệnh viện Mắt Trung Ương: Đặc điểm lâm sàng và vi sinh”. Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam. 29: 28-34
7. Marangon F B, Miller D, Alfonso E C, (2004), "Impact of prior therapy on the recovery and frequency of corneal pathogens", Cornea, 23 (2), pp. 158-164
8. Kim E, Chidambaram J.D, Srinivasan M, Lalitha P, et al (2008). “Prospective comparison of microbial culture and polymerase chain reaction in the diagnosis of corneal ulcer”. Am J Ophthalmol.146(5): 714-723
9. Parisa Taravati, Deborah Lam, Russell N. Van Gelder (2013). “Role of Molecular Diagnostics in Ocular Microbiology”. Current Ophthalmology Reports.Vol 1: 181–189.
10. Jeremy J. Hoffman, John K.G. Dart, Surjo K. De, et al (2022). “Comparison of culture, confocal microscopy and PCR in routine hospital use for microbial keratitis diagnosis”. Eye. Vol. 36: 2172–2178.