ĐÁNH GIÁ TÍNH GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐO SỰ KỲ THỊ TRẦM CẢM, RỐI LOẠN LO ÂU TRÊN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá độ tin cậy và độ tin cậy kiểm định lại của thang đo sự kỳ thị vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 47 giáo viên trường trung học phổ thông (THPT) Hoàng Cầu, thành phố Hà Nội từ tháng 4/2023 đến tháng 11/2023 sử dụng bộ công cụ được thích ứng từ bộ công cụ của tác giả Jorm (1997). Khảo sát được tiến hành 2 lần cách nhau 15 ngày. Kết quả: nhóm giáo viên trong nghiên cứu đa phần nà nữ giới, dân tộc kinh, trình độ trên đại học và tập trung ở các quận của Hà Nội, đã kết hôn, làm chủ nhiệm lớp chiếm đa số. Kết quả đánh giá độ tin cậy của cả thang đo và của mỗi tiểu mục đều đạt với Cronbach’s alpha của thang đo từ 0,845 đến 0,943, Cronbach’s alpha của từng tiểu mục từ 0,772 đến 0,929, chỉ số tương quan biến tổng đạt từ 0,431 đến 0,895. Kết quả đánh giá độ tin cậy kiểm định lại cho giá trị chỉ số tương quan nội lớp ICC từ 0,843 đến 0,880 thể hiện độ tin cậy tốt và rất tốt. Kết luận: thang đo sự kỳ thị sau đánh giá độ tin cậy cho thấy có tiềm năng được sử dụng để khảo sát sự kỳ thị với vấn đề SKTTvề trầm cảm và rối loạn lo âu trên giáo viên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
độ tin cậy, độ tin cậy kiểm định lại, giáo viên, thang đo sự kỳ thị
Tài liệu tham khảo
2. Cicchetti DV. Guidelines, Criteria, and Rules of Thumb for Evaluating Normed and Standardized Assessment Instrument in Psychology. Psychological Assessment. 1994.
3. Garson-GD. Validity and Reliability: Statistical Associates Publishers; 2013.
4. Koo TK, Li MY. A Guideline of Selecting and Reporting Intraclass Correlation Coefficients for Reliability Research. Journal of chiropractic medicine. 2016;15(2):155-63.
5. Kiropoulos LA, Griffiths KM, Blashki G. Effects of a multilingual information website intervention on the levels of depression literacy and depression-related stigma in Greek-born and Italian-born immigrants living in Australia: a randomized controlled trial. Journal of medical Internet research. 2011;13(2):e34.
6. Gulliver A, Griffiths KM, Christensen H, Mackinnon A, Calear AL, Parsons A, et al. Internet-based interventions to promote mental health help-seeking in elite athletes: an exploratory randomized controlled trial. Journal of medical Internet research. 2012;14(3):e69.