MỨC ĐỘ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN GRAM ÂM THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ NĂM 2019 – 2023

Phạm Thị Ngọc Nga1, Nguyễn Trí Yến Chi2, Trương Thị Bích Vân3,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
3 Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tình trạng kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh ngày càng gia tăng. Mục tiêu: Xác định mức độ đa đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gram âm được phân lập tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên tổng 2313 chủng vi khuẩn gram âm được phân lập từ các bệnh phẩm tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2023. Kết quả: Số lượng mẫu bệnh phẩm thu được nhiều nhất là tại khoa ICU (62,4%) và mẫu bệnh thu thập chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu là đàm (45,1%). Klebsiella pneumoniae (25,9%) và Escherichia coli (23,6%) là hai chủng vi khuẩn gram âm được phân lập thường gặp nhất. Acinetobacter baumannii và Pseudomonas aeruginosa là 17,8% và 10,0%. Trong 3 nhóm đề kháng kháng sinh, vi khuẩn chủ yếu tập trung cao ở nhóm siêu đề kháng. Ở nhóm toàn kháng A. baumannii (19,9%) và K. pneumoniae (16,7%) có tỷ lệ cao vượt trội hơn các chủng còn lại. Ngoại trừ Proteus và Stenotrophomonas maltophilia, sự đề kháng kháng sinh của từng chủng vi khuẩn gram âm còn lại thay đổi theo từng năm và có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Các chủng vi khuẩn gram âm được phân lập tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ có tỷ lệ kháng kháng sinh cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc cần thiết phải xây dựng kế hoạch phối hợp kháng sinh hợp lý để điều trị hiểu quả cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO publishes list of bacteria for which new antibiotics are urgently needed. , accessed: 05/28/2022.
2. Hà Thị Bích Ngọc, Ngô Thị Hằng, Trần Đức, Hoàng Quốc Cường, Lại Thị Quỳnh. “Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm thường gặp phân lập từ bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp, Hải Phòng”. Tạp Chí Y học dự phòng Việt Nam; tr 29.
3. Hồng Thị Khánh Vân, và Thị Bích Phượng Phạm. 2023. “Tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm thường gặp tại bệnh viện Bình Dân”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 520 (2).
4. Nguyễn Như Nghĩa, Thành Du Lý, và Thị Kim Thi Võ. 2023. “Nghiên cứu tình hình, một số yếu tố liên quan và tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn sinh men carbapenemase ở bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 527 (2).
5. Triệu Quốc Đúng, Minh Phương Võ, và Hồng Hà Nguyễn. 2023. “Tình hình đề kháng kháng sinh và đánh giá việc quản lý sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện đa khoa Cà Mau”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 530 (1B).
6. Bùi Xuân Trà, Hoàng Thủy Tiên Nguyễn, Huy Kiên Bùi, Ngọc Trân Lưu, và Thị Như Ngọc Trần. 2023. “Đánh giá tác nhân vi sinh và tình hình đề kháng kháng sinh ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2022 ”. Tạp Chí Y Dược học Cần Thơ, số 69:65-72.
7. Nguyễn Thị Đoan Trinh, Thị Lan Phương Phan, Thị Minh Hòa Hoàng, và Huy Hoàng Nguyễn. 2023. “Đặc điểm gây bệnh và tính kháng kháng sinh của pseudomonas aeruginosa tại bệnh viện C Đà Nẵng ”. Tạp Chí Y Dược học Cần Thơ, số 58:159-66.
8. Nguyễn Quang Huy, Thị Thu Ngân Lê, Thị Hà Võ, và Minh Hà Nguyễn. 2023. “Tình hình đề kháng kháng sinh của klebsiella pneumoniae tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương giai đoạn 2019 - 2022”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 527 (2).