TỈ LỆ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA STAPHYLOCOCCUS AUREUS VÀ ESCHERICHIA COLI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Kháng KS là một thách thức quan trọng đối với ngành y tế và sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, việc VK đề kháng KS ảnh hưởng đến khả năng điều trị các bệnh truyền nhiễm. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nuôi cấy dương tính, khảo sát sự phân bố của các VK gây bệnh thường gặp và sự đề kháng KS của chúng. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, thu thập dữ liệu về định danh VK từ các loại bệnh phẩm và kết quả KS đồ tại BV Trường Đại học Trà Vinh từ tháng 9/2022 đến 8/2023. Kết quả: Tổng cộng có 71 mẫu bệnh phẩm khác nhau của bệnh nhân được chỉ định nuôi cấy và có 50 mẫu dương tính chiếm tỉ lệ 70%. Trong các loại VK nuôi cấy được, chiếm tỉ lệ cao nhất là S. aureus (36%), E. coli (20%). Tỉ lệ đề kháng KS của S. aureus với Benzilpenicillin là 100%, đề kháng trên 80% đối với Erythromycin và Clindamycin, đề kháng trên 70% đối với Oxacillin và Tetracyline, gentamycin (50%); S. aureus còn nhạy cảm với Vancomycin, Rifampicin, Linezoid, Tigecyline. E. Coli đề kháng 100% với Ampicillin và cefazolin, đề kháng trên 80% đối với Levofloxacin (90%), Ampicillin – sulbactam, Ceftriaxone; đề kháng trên 50% đối với Amoxicillin – clavulanic acid, Tobramycin và Trimethoprim-sulfamethoxazole (60%). VK nhạy cảm hoàn toàn với Imipenem. Kết luận: Cần sử dụng kháng sinh hợp lý để hạn chế sự kháng thuốc của vi khuẩn
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kháng kháng sinh, E.coli, S. aureus, bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh.
Tài liệu tham khảo
2. Đinh Thị Thúy Hà (2021), “Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn Gram âm đa kháng tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai”, Tap chí y học Việt Nam (2021): 178-182
3. Trịnh Thị Hằng, Nguyễn Hùng Cường, Hoàng Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Thanh Phượng, Trần Đức, Lại Thị Quỳnh (2022), “Nghiên cứu tỷ lệ và một số đặc điểm kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus phân lập từ bệnh phẩm lâm sàng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp (1/2020 – 12/2020)”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 515, số đặc biệt.
4. Hồ Thị Xuân Liễu, Trần Đỗ Hùng (2023), “Tỷ lệ nhiễm và đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn Gram âm trên bệnh nhân viêm phổi tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2022-2023”, Tạp chí Y học Việt Nam, 527(1B):95-99
5. Hồ Thị Khánh Ngân, Phạm Thị Bích Phượng (2023), “Tần suất vi khuẩn sinh men β-lactamase phổ rộng và tính đề kháng kháng sinh của chúng tại bệnh viện Bình Dân”, Tạp chí Y học Việt Nam, 528(2):179-182
6. Lương Thị Hồng Nhung và cộng sự (2022), “Đặc điểm kháng kháng sinh của một số vi khuẩn Gram âm sinh enzyme beta lactamase phổ rộng phân lập tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018-2020”, Tạp chí Y học Việt Nam, 512(2): 228-232
7. Lê Huy Thạch, Lê Văn Thanh, Đỗ Thùy Dung, Ngô Văn Thắng (2021), “Đặc điểm đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận năm 2020”, tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 25, số 1.
8. Nguyễn Thị Kiều Tiên (2023), “Khảo sát tỷ lệ sinh ESBL, AMPC và đề kháng kháng sinh của Escherichia coli, lebsiella Pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh”, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP.HCM.
9. Vũ Bảo Trang, Nguyễn Minh Thành và cộng sự (2023), “Tình hình đề kháng và sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn do Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae tại Bệnh viện Thống Nhất”, Tạp chí Y học Việt Nam, 522(1):72-78
10. Phạm Thị Vân và cs (2023), ”Tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn Enterobacteriaceae phân lập tại Bệnh viện E (2018-2020)”, Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam;1(41):67-73.