PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG CATHETER Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh1,
1 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình trạng bảo lưu catheter lọc máu và tìm hiểu một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Đối tượng nghiên cứu: 209 lượt lọc máu qua catheter tương ứng 39 bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn thời gian từ tháng 4/2023 đến tháng 8/2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng catheter thường là 98,56%, catheter hầm là 1,44%. Thời gian lọc máu qua catheter trung bình là 11,13 ± 8,4 ngày. Trước khi lọc máu, các dấu hiệu quan sát thấy gồm: sưng nề tại chân đặt catheter 5,7%, băng bẩn 1,4%, băng thấm máu 1,4%, băng thấm dịch 0,5%, không có lượt lọc máu nào tuột băng cố định. Trong lúc lọc máu, các dấu hiệu quan sát thấy gồm: catheter không đủ áp lực 3,3%, catheter tuột khỏi vị trí cố định 1,4%, rỉ máu chân catheter 0,5%, không có lượt lọc máu nào bị tắc catheter. Tỷ lệ thời gian lưu catheter lọc máu > 30 ngày của nhóm bệnh nhân nam lớn hơn của nhóm bệnh nhân nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Không có sự liên quan giữa thời gian lưu catheter và các yếu tố: tuổi, trình độ học vấn, tình trạng đái tháo đường, albumin, tình trạng băng bẩn trước lọc máu, tình trạng sưng nề chân catheter trước lọc máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Trung Anh (2021). Thực trạng nhiễm trùng catheter đường vào mạch máu trên bệnh nhân lọc máu cấp cứu và một số yếu tố liên quan. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y Hà Nội.
2. Krishna Poinen, Robert R Quinn, et al (2019). Complications From Tunneled Hemodialysis Catheters: A Canadian Observational Cohort Study. American Journal of Kidney Diseases, vol. 73 (4), pp. 467 - 475.
3. Nguyễn Thị Kiều Linh (2022). Nghiên cứu đời sống chức năn của catheter đường hầm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Mohamed E. Ibrahim, Rehab Salah Fathy Zaki, et al (2023). Hemodialysis Catheter Infections and The Role of Health Education Program Implementation in Benha University Hospital. The Egyptian Journal of Hospital Medicine vol. 90 (2), pp. 3703-3711.
5. Fani Delistefani, Manuel Wallbach, et al (2019). Risk factors for catheter-related infections in patients receiving permanent dialysis catheter. BMC Nephrology, vol. 20, 199.
6. Meriam Haji, Manel Neji, et al (2022). Incidence and challenges in management of hemodialysis catheter-related infections. Science reports, 12 (20536).
7. Phạm Nguyễn Phương Hà, Nguyễn Minh Tuấn (2017). Đặc điểm vi trùng học nhiễm trùng liên quan catheter tĩnh mạch chạy thận nhân tạo. Y học thành phố Hồ Chí Minh, trang 103-108.