SỰ HIỂU BIẾT, MỐI QUAN TÂM VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC VỀ PHÒNG NGỪA HÍT SẶC KHI HỖ TRỢ CHO ĂN QUA ĐƯỜNG MIỆNG

Trần Thị Thanh Tâm1,, Võ Thị Cẩm Nhung1, Hoàng Thị Tuyết Lan1, Võ Thị Thanh Tuyền1, Lê Châu1, Phạm Thị Thanh Tâm1, Võ Thị Diễm Thúy1, Nguyễn Thị Bích Dung1, Hồ Thị Thanh Ý1, Trần Hoài Phương1, Phạm Uyên Phương1, Phan Nguyễn Thị Loan1, Nguyễn Ngọc Anh Thư1, Văn Thị Cẩm Vân1, Nguyễn Thị Hồng Minh1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sự quan tâm, hiểu biết đầy đủ về hít sặc và các hành động đúng của người chăm sóc trong phòng ngừa hít sặc khi ăn qua đường miệng giúp nâng cao an toàn người bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm các sự cố không mong muốn trong khi chăm sóc. Mục tiêu: Xác định sự hiểu biết, mối quan tâm, hành động chăm sóc của người nhà người bệnh để phòng ngừa hít sặc khi cho ăn qua đường miệng trên người bệnh có nguy cơ hít sặc; Các yếu tố liên quan đến hành động chăm sóc của người nhà người bệnh. Đối tượng và Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trong thời gian từ tháng 01/2023 đến tháng 03/2023 với đối tượng tham gia là người nhà chăm sóc trực tiếp người bệnh (người chăm sóc) mà người bệnh này thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ hít sặc khi ăn qua đường miệng, tại 08 khoa nội trú, bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Kết quả: điểm trung bình về sự hiểu biết là 4,17 (ĐLC=2,05), với tỷ lệ chưa đủ sự hiểu biết là 69,0% (290/420), mối quan tâm có điểm trung bình là 3,57 (ĐLC=0,40), với mức đạt chiếm 65,5% (275/420). Cuối cùng, điểm trung bình về các hành động đúng khi cho NB ăn qua đường miệng là 7,03 (ĐLC=1,37), với tỷ lệ đạt chiếm 74,8% (314/420). Kết luận: Mặc dù hơn một nữa trong số người tham gia khảo sát có mối quan tâm về hít sặc, nhưng cũng có hơn 60% trong số họ chưa đủ sự hiểu biết về hít sặc khi ăn qua miệng và 25,2% chưa thực hiện đủ các hành động phòng ngừa hít sặc khi ăn. Cần có tài liệu truyền thông- giáo dục sức khỏe và kế hoạch giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người chăm sóc về phòng ngừa hít sặc khi ăn qua đường miệng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Echevarria IM, Schwoebel A. Development of an intervention model for the prevention of aspiration pneumonia in high-risk patients on a medical-surgical unit. Medsurg Nurs. Sep-Oct 2012;21(5):303-8
2. Hibberd J, Fraser J, Chapman C, McQueen H, Wilson A. Can we use influencing factors to predict aspiration pneumonia in the United Kingdom? Multidiscip Respir Med. Jun 11 2013;8(1):39. doi:10.1186/2049-6958-8-39
3. Terpenning M. Geriatric oral health and pneumonia risk. Clin Infect Dis. Jun 15 2005; 40(12):1807-10. doi:10.1086/430603
4. Di Pede C, Mantovani ME, Del Felice A, Masiero S. Dysphagia in the elderly: focus on rehabilitation strategies. Aging Clin Exp Res. Aug 2016;28(4): 607-17. doi: 10.1007/s40520-015-0481-6
5. Garvelink MM, Ngangue PA, Adekpedjou R, et al. A Synthesis Of Knowledge About Caregiver Decision Making Finds Gaps In Support For Those Who Care For Aging Loved Ones. Health Aff (Millwood). Apr 2016;35(4):619-26. doi:10.1377/ hlthaff.2015.1375
6. Farpour S, Farpour HR, Smithard D, Kardeh B, Ghazaei F, Zafarghasempour M. Dysphagia Management in Iran: Knowledge, Attitude and Practice of Healthcare Providers. Dysphagia. Feb 2019; 34(1): 105-111. doi: 10.1007/s00455-018-9919-2
7. Hamasaki T, Hagihara A. Medical malpractice litigation related to choking accidents in older people in Japan. Gerodontology. 2021;38(1):104-112. doi:10.1111/ger.12506
8. Lee SB, Oh JH, Park JH, Choi SP, Wee JH. Differences in youngest-old, middle-old, and oldest-old patients who visit the emergency department. Clin Exp Emerg Med. 2018;5(4):249-255. doi:10.15441/ceem.17.261
9. Trần TTT, Võ TCN, Nguyễn T Ánh N, Võ TTT, Lê C, Phạm TTT, Võ TDT, Nguyễn TBD, Trần HP, Phạm UP, Phan NTL, Nguyễn NAT, Văn TCV, Nguyễn Đức NQ, Nguyễn THM. Nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa hít sặc khi ăn qua đường miệng trên người bệnh có nguy cơ hít sặc tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TPHCM. VMJ. 2023;530(2). doi:10.51298/vmj.v530i2.6815
10. Obrynba KS, Anglin K, Moffett A, Steinke T, Kamboj MK. A Quality Improvement Project to Implement Choking Prevention and First Aid Education in Prader-Willi Syndrome Caregivers. J Clin Med. 2021;10(21):4993. Published 2021 Oct 27. doi:10.3390/jcm10214993