THỰC TRẠNG NHẬN BIẾT DẤU HIỆU TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Nguyễn Xuân Bách1,, Đặng Hoàng Anh2, Vũ Đình Hà3, Hoàng Đình Xuân4, Nguyễn Phương Lan5, Nguyễn Phương Liên6, Nguyễn Ngọc Bích7
1 Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN
2 Công đoàn Gáo dục Việt Nam
3 Trường Trung học Phổ thông Trần Hưng Đạo
4 Trường THPT Khương Đình
5 Trường Trung học Phổ thông Nhân Chính
6 Trường TH, THCS, THPT Khương Hạ
7 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trầm cảm là một vấn đề y tế công cộng và xã hội ngày càng được quan tâm. Nhận biết dấu hiệu trầm cảm có vai trò quan trọng trong việc định hướng các giải pháp can thiệp kịp thời. Mục tiêu: nghiên cứu tiến hành nhằm khảo sát tỷ lệ nhận biết dấu hiệu trầm cảm và phân tích một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang được triển khai trên 257 giáo viên trường trung học phổ thông (THPT) công lập thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội từ tháng 12/2023 đến tháng 02/2024 sử dụng bộ công cụ được thích ứng từ bộ công cụ của tác giả Jorm (1997). Kết quả: trong tổng số 257 giáo viên tham gia nghiên cứu có 47 người tương ứng với 18,3% nhận biết đúng dấu hiệu của trầm cảm. Các yếu tố tuổi, giới, trình độ học vấn, vị trí việc làm, thâm niên công tác, cùng một số yếu tố khác không cho thấy mối liên quan đến nhận biết đúng dấu hiệu trầm cảm. Kết luận: nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhận biết đúng dấu hiệu trầm cảm của giáo viên còn thấp, cần có các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao kiến thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần trong đó có trầm cảm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jorm AF. Mental health literacy: empowering the community to take action for better mental health. The American psychologist. 2012;67(3):231-43.
2. Yu Y, Hu M, Liu ZW, Liu HM, Yang JP, Zhou L, et al. Recognition of depression, anxiety, and alcohol abuse in a Chinese rural sample: a cross-sectional study. BMC psychiatry. 2016;16:93.
3. Aluh DO, Dim OF, Anene-Okeke CG. Mental health literacy among Nigerian teachers. Asia-Pacific psychiatry : official journal of the Pacific Rim College of Psychiatrists. 2018;10(4):e12329.
4. Yamaguchi S, Foo JC, Kitagawa Y, Togo F, Sasaki T. A survey of mental health literacy in Japanese high school teachers. BMC psychiatry. 2021;21(1):478.
5. Arslan S, Karabey S. High School Students' and Teachers' Mental Health Literacy Levels in Istanbul, Turkey: A Comprehensive Analysis. The Journal of school health. 2023.
6. Oliffe JL, Hannan-Leith MN, Ogrodniczuk JS, Black N, Mackenzie CS, Lohan M, et al. Men's depression and suicide literacy: a nationally representative Canadian survey. Journal of mental health (Abingdon, England). 2016;25(6):520-6.
7. Hadjimina E, Furnham A. Influence of age and gender on mental health literacy of anxiety disorders. Psychiatry research. 2017;251:8-13.
8. Ghadirian L, Sayarifard A. Depression Literacy in Urban and Suburban Residents of Tehran, the Capital of Iran; Recognition, Help Seeking and Stigmatizing Attitude and the Predicting Factors. International journal of preventive medicine. 2019;10:134.