ĐẶC ĐIỂM KÍCH THƯỚC, CHỨC NĂNG THẬN VÀ QUAN ĐIỂM LỰA CHỌN THẬN HIẾN TRONG GHÉP THẬN TỪ NGƯỜI CHO SỐNG CÙNG HUYẾT THỐNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Lê Nguyên Vũ1,2,, Nguyễn Quang Nghĩa1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm kích thước thận trên MSCT, chức năng thận trên xạ hình với 99mTcDTPA và cách chọn thận hiến của người hiến thận cùng huyết thống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 84 người bình thường, khỏe mạnh có cùng huyết thống với người nhận thận, sau khi làm mức lọc cầu thận 24h đạt được đánh giá hình thái thận qua MSCT 256 dãy và làm xạ hình  với 99mTcDTPA, từ tháng 01/2021 - 4/2022. Kết quả: Độ tuổi hiến thận thấp nhất là 30 tuổi, cao nhất là 64 tuổi, TB ± SD là 49,49 ± 7,44. Người hiến có độ tuổi từ 41 – 60 là chủ yếu, chiếm tỷ lệ 82,15%. Tỷ lệ nam/nữ ở người hiến thận là 25/59. Đa số các trường hợp, mẹ sẽ là người tình nguyện hiến thận cho con ruột, chiếm tỷ lệ 54,76%. Tỷ lệ cha hiến thận cho con (23,81%) và anh chị em hiến thận cho nhau (21,43%) là tương đối bằng nhau. Kích thước của thận trên MSCT 256 dãy là: Thận phải nam 100,64 ± 7,58 mm, nữ: 100,05 ± 8,36 mm, thận trái nam 100,5 ± 11,03 mm, nữ 103,00 ± 11,51 mm. Kích thước thận hiến 100,1 ± 7,79 mm, thận để lại: 102,35 ± 8.89 mm. Chức năng thận trên xạ hình với 99mTcDTPA, mức lọc cầu thận trung bình ở cả hai giới 113,26 ± 14,91 mL/phút; thận phải 55,73 ± 8,02 mL/ phút, thận trái 57,53 ± 7,78  mL/phút; tỷ lệ % chức năng thận hiến: 48,43 ± 1,92 (%), thận để lại: 51,57 ± 1,92 (%). Không có mối tương đồng giữa mức lọc cầu thận trên xạ hình thận và công thức ước tính. Kết luận: Kích thước thận trên cắt lớp vi tính và xạ hình chức năng thận có ý nghĩa quan trọng trong lựa chọn thận hiến thận. Việc chọn thận hiến được cá thể hóa trên nhiều yếu tố.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. G. Karam, T. Kalble et al. Guidelines on Renal Transplantation. European Association of Urology 2014.
2. Đỗ Tất Cường, Bùi Văn Mạnh, Lê Việt Thắng, Phạm Quốc Toản, Hoàng Trân Anh (2010), “Nhận xét về kết quả các trường hợp ghép thận tại bệnh viện 103”, Y học Việt Nam, 2: tr 306-310.
3. Patankar K, Low RST, Blakeway D, Ferrari P. Comparison of computer tomographic volumetry versus nuclear split renal function to determine residual renal function after living kidney
donation. Acta Radiol 2014;55:753e60.
4. Yokoyama N, Ishimura T (2015). Usefulness of three-dimensional computerized tomographic volumetry for determining split renal function in donors for living-related kidney transplantation. Transplant Proc ;47:588 -590.
5. Lal H, Singh A, Prasad R, et al (2021) Determination of split renal function in voluntary renal donors by multidetector computed tomography and nuclear renography: How well do they correlate? S Afr J Rad. ;25(1), https://doi.org/10.4102/sajr.v2
6. Fides RS, Brian IS, Regianld Lerebours (2020). Correlation of preoperative imaging characteristics with donor outcomes and operative difficulty in laparoscopic donor nephrectomy. Am J Transplant.;20:752–760
7. JY. Choi and O.J Kwo (2013). Is the Graft Function of Living Donor Renal Transplants Associated With Renal Mass Matching by Computed Tomography Angiographic Volumetry? Transplantation Proceedings, 45, 2919 -2924
8. Giral M, Foucher Y, Karam G, et al (2010). Kidney and recipient weight incompatibility reduces long-term graft survival. J Am Soc Nephrol21:1022
9. Nobuyuki Nakamura, Chikao Aoyagi, Hiroshi Matsuzaki, Ryusaburo Furuya (2015). Comparison of renal scintigraphy and computed tomographic renal volumetry for determining split renal function and estimating post-transplant renal function. Transplant Proc;47:2700 -2
10. Nguyễn Thị Ánh Hường (2008), Nghiên cứu phẫu thuật lấy thận ghép ở người sống cho thận, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.