GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ 1.5 TESLA TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG SỤN CHÊM SO SÁNH VỚI CHẨN ĐOÁN TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP GỐI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá giá trị của chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong đánh gía chấn thương dây chằng sụn chêm so sánh với chẩn đoán trong phẫu thuật nội soi khớp gối. Đối tượng nghiên cứu: 98 bệnh nhân chấn thương khớp gối được thăm khám và chụp CHT xác định tổn thương nội khớp gối và đã được phẫu thuật nội soi khớp gối tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Thời gian thời gian từ tháng 01/2018 đến hết tháng 01 năm 2020. Các chỉ số nghiên cứu: giới, tuổi, vị trí chấn thương, thời gian bị chấn thương đến lúc chụp, tổn thương dây chằng, sụn chêm trên cộng hưởng từ và trong mổ nội soi khớp gối: Dây chằng chéo trước, cây chằng chéo trước, các dây chằng phụ. Kết quả: Trong 98 bệnh nhân có: Độ tuổi từ 15 – 63. Dưới 20 tuổi 6,1%, từ 20- 40 tuổi 73,5%, trên 40 tuổi 20,4%. Thời gian từ khi chấn thương đến khi chụp CHT: Dưới 2 tuần 29,6%, từ 2 tuần đến 3 tháng 39,8%, trên 3 tháng 30,6%. Vị trí chấn thương: 52% khớp gối phải, 48% khớp gối trái, không có trường hợp nào tổn thương cả hai khớp gối. Chấn thương trên CHT chúng tôi gặp nhiều nhất là rách DCCT với tỷ lệ là 94,9%, còn DCCS thì gặp ít hơn với tỷ lệ là 5,1%. Tổn thương cả hai DC chéo chiếm 3%. Tổn thương SCT và SCN có tỷ lệ lần lượt là 45,9% và 25,5%. Tổn thương di lệch xương chày ra trước chiếm tỷ lệ khá cao là 42,9%. Tổn thương phù tủy xương ở mâm chày có tỷ lệ là 35,7% và phù tủy xương ở lồi cầu xương đùi chiếm tỷ lệ là 23,5%. Sừng sau SCN bị đẩy ra sau chiếm 2%. Tổn thương DC bên trong là 2% và DC bên ngoài là 1%. Giá trị chẩn đoán có tổn thương DCCT trên CHT so với nội soi: Độ nhạy 98,9%, độ đặc hiệu 100%), giá trị dự báo dương tính 100%, giá trị dự báo âm tính 80%. Giá trị chẩn đoán tổn thương DCCS trên CHT so với nội soi: Độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 98.9%, dự báo dương tính 80% dự báo âm tính 100%. Giá trị chẩn đoán có tổn sụn chêm trong trên chụp CHT so với nội soi: Độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 88,3%, dự báo dương tính 84.4%, dự báo âm tính 100%. Giá trị chẩn đoán có tổn thương sụn chêm ngoài trên chụp CHT so với nội soi: Độ nhạy 73.5%, độ đặc hiệu 100%. Giá trị dự báo dương tính 100%, giá trị dự báo của âm tính 87.6%. Kết luận: So sánh với kết quả chẩn đoán trong phẫu thuật nội soi khớp gối trong chấn thương thì đánh giá các thể tổn thương dây chằng và sun chêm trên cộng hưởng từ có độ chính xác cao. Vì vậy cộng hưởng từ là một phương pháp có vai trò đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán và đánh giá tính chất, mức độ tổn thương chấn thương khớp gối.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chụp cộng hưởng từ khớp gối, chấn thương khớp gối, tổn thương chấn thương khớp gối trên cộng hưởng từ, phẫu thuật nội soi khớp gối
Tài liệu tham khảo
2. Kun Li, Jun Du, Li-Xin Huang et al. The diagnostic accuracy of magnetic resonance imaging for anterior cruciate ligament injury in comparison to arthroscopy: a meta-analysis., Scientific Reports. 2017;
3. Jie C. Nguyen, MS Arthur A. De Smet and MD Ben K. Graf MR Imaging–based Diagnosis and Classification of Meniscal Tears, RadioGraphics. 2014; 34: 981–999.
4. David Rubin and Robin Smithuis. Knee – non meniscal Pathology. Publicationdate August 2, Radiology assistant. 2005.
5. Vande Berg BC, Malghem J, Poilvache P. et al. Meniscal Tears with Fragments Displaced in Notch and Recesses of Knee: MR Imaging with Arthroscopic Comparison. Radiology.2005; 234(3), 842–850.
6. Lê Huỳnh Anh Vũ và Nguyễn Duy Huề. Phân tích đặc điểm hình ảnh và giá trị chẩn đoán của cộng hưởng từ trong tổn thương dây chằng chéo khớp gối do chấn thương. Y Học Thực Hành. 2006; 56, (4) - 2008.
7. Phạm Hồng Đức, Trần Công Hoan và Nguyễn Tuấn Anh. Giá trị chẩn đoán của cộng hưởng từ trong rách sụn chêm khớp gối do chấn thương, Y Học Thực Hành (866) – số 4. 20138.
8. Hà Đức Cường. Nhận xét bước đầu qua 55 trường hợp phẫu thuật nội soi khớp gối tại Bệnh viện Bưu điện Hà Nội, Y học thực hành. (728) - số 7. 2010.
9. Justin W. Kung, Corrie M. Yablon and Ronald L. Eisenberg Bone Marrow Signal Alteration in the Extremities., American Journal of Roentgenology. 196, W492-W510. 2011.