TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN Y KHOA NĂM THỨ BA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH NĂM HỌC 2023-2024 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Lý Ngọc Anh1,
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỷ lệ trầm cảm của sinh viên Y khoa năm thứ ba Trường Đại Học Trà Vinh năm học 2023-2024 và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm. Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang trên 222 sinh viên Y khoa năm thứ ba Trường Đại Học Trà Vinh, công cụ để đánh giá trầm cảm là thang đo DASS - 21. Các thông tin khác được thu nhập bằng bộ câu hỏi tự soạn. Kết quả: cho thấy có 44,1% sinh viên mắc trầm cảm. Trong đó, trầm mức độ nhẹ: 18%, trầm cảm mức độ vừa: 17,1%, trầm cảm mức độ nặng: 3,6%, rất nặng: 5,4%. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên là: rối loạn ăn uống; hoạt động thể dục thể thao; khó khăn với tài chính; kết quả học tập; điểm học không như mong đợi; không có anh chị em ruột; thành viên trong gia đình từng bị rối loạn lo âu, trầm cảm; không tham gia câu lạc bộ/nhóm; khó khăn tìm bạn mới; khó thích nghi với môi trường sống mới. Kết luận: Sinh viên Y khoa năm thứ ba thường chịu nhiều áp lực từ thành tích học tập vì vậy cần có sự quan tâm chia sẻ từ phía gia đình, nhà trường và nâng cao hiểu biết của các em về sức khỏe tâm thần để có kế hoạch học tập hiệu quả, xây dựng lối sống lành mạnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hà Thị Hạnh, Đặc điểm nhân cách và trầm cảm ở sinh viên năm 2 hệ bác sỹ trường Đại học Y Hà Nội năm học 2016-2017 - Ha Noi Medical University Library, 2017.
2. American Psychiatric Association. (2013). Diagnostic and statistical manual of mental disorders (5th ed.). Arlington, VA: American Psychiatric Publishing.
3. Moutinho ILD, Maddalena N de CP, Roland RK, et al. Depression, stress and anxiety in medical students: A cross-sectional comparison between students from different semesters. Rev Assoc Medica Bras 1992. 2017;63(1):21-28.
4. Trần Thơ Nhị, Nguyễn Hoàng Nguyên. Trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên trường Đại học Y Hà Nội và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học thực hành 2020;6(1138):52-58.
5. Trần Thị Nga, Nguyễn Thị Thu Hoài. Trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên năm cuối hệ bác sỹ đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển. Tập 06, Số 06-2022
6. Nguyễn Thị Bích Tuyền, Nguyễn Thanh Trúc, Lê Kim Phụng. Reality of stress, anxiety and depression among final - year phamarcy students in Dongnai. UED J Soc Sci Humanit Educ. 2020;10(2):32-37. doi:10.47393/jshe.v10i4.904