THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CHỈNH NHA THEO THẨM MỸ CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ THANH HÓA

Nguyễn Trọng Hiếu1,, Lê Nguyễn Anh Minh1, Trần Tuấn Anh2
1 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Becamex Bình Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 em học sinh tuổi từ 12 - 15 tuổi tại trường Trung học cở sở Quang Trung và trường Trung học cơ sở Trần Mai Ninh – thành phố Thanh Hóa nhằm xác định thực trạng nhu cầu điều trị chỉnh nha theo thẩm mỹ của các em. Chúng tôi so sánh ảnh bộ răng của học sinh với mười hình răng tiêu chuẩn của Evans và Shaw năm 1987 và thấy được tỷ lệ sai lệch khớp cắn loại I cao nhất ở nhóm 13 tuổi chiếm tỷ lệ 58,7%. Tỷ lệ sai lệch khớp cắn loại II cao nhất ở nhóm học sinh 12 tuổi chiếm tỷ lệ 30,7%. Khớp cắn loại I có nhu cầu điều trị thẩm mỹ răng chủ yếu là mức độ 3-4, chiếm tỷ lệ 52,6%. Khớp cắn loại III có nhu cầu điều trị thẩm mỹ răng chủ yếu là mức độ 3-4, chiếm tỷ lệ 43,9%, theo sau là mức độ 8-10 (29,3%) và mức độ 5-7 (17,1%). Nghiên cứu chỉ ra rằng đa số các trường hợp có khớp cắn loại I. Phần lớn các học sinh 12 đến 15 tuổi hai trường trung học cơ sở tại Thành phố Thanh Hóa có nhu cầu điều trị chỉnh nha theo thẩm mỹ trong đó mức độ cần điều trị trung bình và nặng tập trung ở nữ nhiều hơn nam và ở nhóm học sinh có tương quan khớp cắn loại II, III.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Thị Bạch Dương. Điều tra về lệch lạc răng - hàm trẻ em lứa tuổi 12 ở Trường Cấp II Amsterdam Hà Nội [luận văn thạc sỹ y học ]. Hà Nội Răng hàm mặt, Trường Đại học Y Hà Nội; 2000.
2. Đồng Khắc Thẩm. Khảo sát tình trạng khớp cắn người Việt trong độ tuổi 17 - 27 [Luận văn thạc sỹ y học]: Răng hàm mặt, Trường Y Dược TP Hồ Chí Minh; 2000.
3. Angle EH. Classification of malocclusion. Dental comos. 1899;41:248-264.
4. Phommakone V. Nhận xét tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu nắn chỉnh răng hàm mặt ở trẻ em 12 -15 tuổi tại Viêng Chăn Lào [Luận văn thạc sỹ y học]: Dental comos, Trường Đại học Y Hà Nội; 2012.
5. Evans R., Shaw W. Preliminary evaluation of an illustrated scale for rating dental attractiveness. The European Journal of Orthodontics. 1987;9(1):314-318.
6. Brook P.H., Shaw W.C. The development of an index of orthodontic treatment priority. The European Journal of Orthodontics. 1989;11(3):309-320.
7. Flieger R, Matys J, Dominiak M. The best time for orthodontic treatment for Polish children based on skeletal age analysis in accordance to refund policy of the Polish National Health Fund (NFZ). Advances in clinical and experimental medicine: official organ Wroclaw Medical University. 2018;27(10):1377-1382.
8. Trần Thị An Huy, Phạm Thanh Hải, Nguyễn Hồng Dương, Đồng Thị Mai Hương, Lê Thị Thủy Ly, Vũ Quang Hưng. Khảo sát tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên năm nhất đại học y dược hải phòng năm 2018. Tạp chí y học Việt Nam. 2022;515:99-104.
9. Shen L, He F, Zhang C, Jiang H, Wang J. Prevalence of malocclusion in primary dentition in mainland China, 1988–2017: A systematic review and meta-analysis. Scientific reports. 2018;8(1):4716.
10. Đồng Thị Mai Hương. Nghiên cứu tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên trường Đại học Y Hải Phòng, Trường Đại học Y Hà Nội; 2012.