KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CỦA CÁC NỮ TU SĨ TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ BÌNH DƯƠNG

Lê Hoàng Oanh1, Nghiêm Thị Thuỳ Giang1, Đinh Thị Kim Dung1, Nguyễn Thị Thu Thảo1, Đinh Trọng Hà2,
1 Trường Đại học Hòa bình
2 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp của các nữ tu sĩ trên 40 tuổi tại khu vực thành phố Bình Dương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện trên 295 nữ tu sĩ có độ tuổi lớn hơn 40 tại khu vực thành phố Bình Dương. Kết quả: Nhóm tuổi 40-49 chiếm tỷ lệ cao nhất (47,80%), thấp nhất là nhóm trên 80 tuổi (5,08%). Trình độ phật học trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (43,73%), thấp nhất là nhóm có trình độ phật học sau đại học có (5,08%). Trong tổng số 295 nữ tu sĩ, số người không bị THA (23,99%) thấp hơn các Nữ tu sĩ bị THA độ I (44,10%) và THA độ II (32,20%), THA độ III chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,71%). Nữ tu sĩ thuộc nhóm tuổi 40-49 có tỷ lệ THA cao nhất (36,91%), trong số này THA độ I chiếm tỷ lệ đa số (47,70%), không có Nữ tu sĩ nào bị THA độ III. Nhóm Nữ tu sĩ bị THA trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,15%) và trong nhóm này không có người nào bị THA độ III. Số nữ tu sĩ bị THA độ II và III chiếm tỷ lệ cao ở những đối tượng có chế độ ăn mặn hơn, ăn ít rau xanh hơn và bị thừa cân. Kết luận: Số nữ tu sĩ bị THA độ I chiếm tỷ lệ cao nhất và số này tập trung ở độ tuổi 40-49, tuy nhiên không ai bị THA độ III trong nhóm đối tượng này. Nữ tu sĩ độ tuổi 50-79 bị THA đồng đều cả ba độ, tuy nhiên nhóm trên 80 tuổi không ai bị THA độ III. Nữ tu sĩ có chế độ ăn mặn hơn, ăn ít rau xanh hơn và bị thừa cân chiếm tỷ lệ cao ở nhóm THA độ II và III.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế. Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam 2015. 2016; tr.1, 43.
2. Hoàng Đức Thuận Anh, Hoàng Đình Tuyên, Nguyễn Thanh Nga và CS. Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi tại huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, Tạp chí y học thực hành (876). 2013; số 7/2013, tr.135-138.
3. Meng Q, Zhang X, Shi R, et al. Correlation between religion and hypertension. 2018; Intern Emerg Med, 25.
4. Sørensen T, Danbolt LJ, Lien L, et al. The relationship between religious attendance and blood pressure: the HUNT Study, Norway. 2011; Int J Psychiatry Med, 42:13–28.
5. Scotch NA. A preliminary report on the relation of sociocultural factors to hypertension among the Zulu. 1960; Ann N Y Acad Sci, 8: 1000–1009.
6. Tashi Dendup, Pandup Tshering, Tandin Dorji. Risk factors associated with hypertension in Bhutan: findings from the National Health Survey. 2020; Journal of Health Research, 35: 6.
7. WHO. More than 700 million people with untreated hypertension. 2021; Available from: https://www.who.int/news/item/25-08-2021.