ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG U QUÁI CÙNG CỤT Ở TRẺ EM

Phạm Duy Hiền1, Vũ Mạnh Hoàn1, Nguyễn Thị Thủy Tiên2, Phan Hồng Long1,3,
1 Bệnh viện Nhi Trung Ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: U quái cùng cụt (UQCC) là một khối u tế bào mầm ngoài sinh dục xuất phát từ xương cùng cụt, phần lớn là lành tính, số ít có thể ác tính hay tiềm tàng nguy cơ ác tính. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng UQCC ở trẻ em được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/2016 đến 12/2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả tất cả bệnh nhân (BN) được chẩn đoán UQCC, được phẫu thuật tại Trung tâm Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Nhi Trung Ương, thời gian từ tháng 01/2016- 12/2022. Kết quả: Có 44 BN bao gồm 14 BN nam (31,8%) và 30 BN nữ (68,2%). Tuổi trung vị của BN là 44,5 ngày (2-4278 ngày). Có 17 BN (38,64%) được chẩn đoán trước sinh. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp là khối vùng cùng cụt (100%), 5 BN (11,36%) có rối loạn đại tiểu tiện (3 BN són phân, 1 BN són tiểu và 1 BN bí tiểu), 2 BN (4,55%) chảy dịch từ khối u vùng cùng cụt. Phân loại u theo Altman: Loại I 24 BN (54,55%), loại II 15 BN (34,09%), loại III 5 BN (11,36%), không có BN nào thuộc loại IV. Triệu chứng cận lâm sàng: 11 BN (25%) có nồng độ Alpha-fetoprotein (AFP) cao hơn so với tuổi. Kích thước u trung bình trên phim chụp cộng hưởng từ là 54,45 ± 26,60mm (15-124mm). Tính chất u dạng hỗn hợp 27 BN (61,36%), khối u có ranh giới rõ với tổ chức xung quanh (40 BN, 90,91%), 4 BN (9,09%) u xâm lấn ống sống, 2 BN (4,55%) u xâm lấn vào cơ vùng tầng sinh môn, 81,82% UQCC là u quái trưởng thành. Kết luận: Triệu chứng UQCC chủ yếu là xuất hiện khối vùng cùng cụt, tỷ lệ gặp ở nữ nhiều hơn nam, đa số là u dạng hỗn hợp, có thể chẩn đoán trước sinh và phần lớn là u quái trưởng thành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Altman RP, Randolph JG, Lilly JR. Sacrococcygeal teratoma: American Academy of Pediatrics Surgical Section survey-1973. J Pediatr Surg. 1974; 9(3):389-398. doi: 10.1016/S0022-3468(74)80297-6
2. Hambraeus M, Arnbjörnsson E, Börjesson A, et al. Sacrococcygeal teratoma: A population-based study of incidence and prenatal prognostic factors. J Pediatr Surg. 2016;51(3):481-485. doi: 10.1016/j.jpedsurg.2015.09.007
3. Harms D, Zahn S, Göbel U, et al. Pathology and molecular biology of teratomas in childhood and adolescence. Klin Padiatr. 2006;218(6):296-302. doi:10.1055/s-2006-942271
4. Bedabrata M, Chhanda D, Moumita S, et al. An Epidemiological Review of Sacrococcygeal Teratoma over Five Years in a Tertiary Care Hospital. Indian J Med Paediatr Oncol. 2018; 39(01):4-7. doi:10.4103/ijmpo.ijmpo_239_14
5. Nguyễn Thanh Trúc, Lê Nguyễn Ngọc Diễm, et al. U quái cùng cụt ở trẻ nhũ nhi: Kết quả ngắn hạn. Học TP Hồ Chí Minh. 2018;22(4). July 5; 2022:25-30.
6. Trần Ngọc Sơn. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị u quái vùng cùng cụt ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh 2016. 2016;(5):180-185.
7. Rattan KN, Singh J. Neonatal sacrococcygeal teratoma: Our 20-year experience from a tertiary care centre in North India. Trop Doct. 2021 ;51(2):209-212. doi:10.1177/0049475520973616.
8. Akinkuotu AC, Coleman A, Shue E, et al. Predictors of poor prognosis in prenatally diagnosed sacrococcygeal teratoma: A multiinstitutional review. J Pediatr Surg. 2015; 50(5): 771-774. doi: 10.1016/ j.jpedsurg. 2015.02.034
9. Kops AL, Hulsker CC, Fiocco M, et al. Malignant recurrence after mature Sacrococcygeal teratoma: A meta-analysis and review of the literature. Crit Rev Oncol Hematol. 2020;156: 103140. doi:10.1016/j. critrevonc. 2020.103140
10. Hassan HS, Elbatarny AM. Sacrococcygeal teratoma: management and outcomes. Ann Pediatr Surg. 2014;10(3): 72-77. doi:10.4314/ aps.v10i3