CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG SAU PHẪU THUẬT CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023

La Văn Phú1,, Trần Minh Thiện1, Đoàn Anh Vũ2
1 Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chế độ dinh dưỡng khoa học sau phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Mục tiêu: Đánh giá chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật và các yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên tổng 54 bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng có thời gian hậu phẫu 7 ngày tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, năm 2023. Kết quả: Độ tuổi trung bình  65,61± 12,88, từ 29 đến 89. Tỷ lệ nam/nữ: 37/17. Các đối tượng nghiên cứu ở nông thôn chiếm (79,6%). 5,6% suy dinh dưỡng sau phẫu thuật, 18.5% bệnh nhân sụt cân, 72,2% bệnh nhân hồi phục tốt, 3,7% sụt cân >5% cân nặng. 66,7% bệnh nhân ăn đủ 75% nhu cầu năng lượng. Các yếu tố liên quan là: lo lắng về tình trạng bệnh (53,7%), mất ngủ và tiêu chảy (42,6%). Biến chứng: viêm phổi (18,5%), thiếu máu (7,4%), nhiễm trùng (11,1%). 100% người bệnh được giáo dục sức khỏe. Thời gian nằm viện trung bình là 31,26±5,6 ngày. Kết luận: Có mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng, BMI với biến chứng sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Hương Len (2018). Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa tại khoa ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016-2017. Tạp chí dinh dưỡng thực phẩm, 14(4), 86-93.
2. Lê Thị Thành (2020). Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2020.
3. Trần Thị Anh Tường (2017). Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. TC. DD & TP, 14 (4), 7-14
4. Bộ Y tế. Bảng tra cứu nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (Ban hành theo Quyết định số 2615/ QĐ- BYT ngày 16 tháng 6 năm 2016). 2016
5. Phạm Thị Tuyết Chinh, Nguyễn Thuỳ Linh, Tạ Thanh Nga và cs. (2019). Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đường tiêu hoá sau 2 tháng điều trị hoá chất tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí nghiên cứu y học, 120(4), 1–8.
6. Nguyễn Kiến Dụ (2017). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đột biến gen kras, braf ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Bùi Thị Duyên (2021). Tình trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật của người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2020, tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, 17 (2), 35-45.
8. Nguyễn Văn Hiếu (2015), Ung thư học, Nhà xuất bản Y học.