TỈ LỆ MẮC CÁC BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM Ở BỆNH NHÂN HIV ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2023

Nguyễn Hồng Chương1, Lê Quang Đức1, Huỳnh Minh Chín1,, Lê Nguyễn Đăng Khoa1, Nguyễn Hữu Hoà1
1 Sở Y tế tỉnh Bình Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: HIV là vấn đề luôn được các ban ngành đoàn thể quan tâm hàng đầu, việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV luôn được chú trọng. Vì vậy để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân HIV thì việc tầm soát các bệnh không lây nhiễm là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ mắc rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp ở bệnh nhân HIV đang điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát và một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 758 bệnh nhân HIV đang quản lý, điều trị tại TTYT thị xã Bến Cát. Kết quả: Qua kết quả nghiên cứu 758 bệnh nhân HIV thì tỉ lệ tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường ở bệnh nhân nhiễm HIV lần lượt là 7,3%; 43,4% và 7,8%. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp: nhóm tuổi (p<0,001), sử dụng thuốc lá (p=0,001), tình trạng dinh dưỡng (p<0,001). Một số yếu tố liên quan đến RLLPM: nhóm tuổi (p<0,001), sử dụng thuốc lá (p=0,001), lạm dụng rượu bia (p=0,002), tình trạng dinh dưỡng (p<0,001). Một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường gồm: nhóm tuổi (p=0,008), lạm dụng rượu bia (p=0,043), tình trạng dinh dưỡng (p=0,012). Kết luận: Tỉ lệ RLLPM ở bệnh nhân HIV khá cao, tỉ lệ mắc tăng huyết áp và đái tháo đường ở mức trung bình. Nhóm tuổi >40 tuổi, nhóm bệnh nhân có thừa cân, béo phì có tỉ lệ mắc cả 3 bệnh không lây nhiễm cao hơn nhóm còn lại. Nhóm bệnh nhân có sử dụng thuốc lá có tỉ lệ mắc tăng huyết áp, RLLPM cao hơn nhóm không có sử dụng thuốc là và nhóm có lạm dụng rượu bia có tỉ lệ mắc RLLPM và đái tháo đường cao hơn nhóm không có lạm dụng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Duy Cường, Đoàn Thu Hà (2023) "Thực trạng tăng huyết áp trên bệnh nhân HIV điều trị ARV tại trung tâm Bệnh Nhiệt Đới, bệnh viện Bạch Mai". Tạp chí Y học Việt Nam, 525 (1B), Tr 81-85.
2. C. Chu, G. Umanski, A. Blank, P. Meissner, R. Grossberg, P. A. Selwyn (2011) "Comorbidity-related treatment outcomes among HIV-infected adults in the Bronx, NY". J Urban Health, 88 (3), 507-16.
3. K. H. Mayer, S. Loo, P. M. Crawford, H. M. Crane, M. Leo, P. DenOuden, et al. (2018) "Excess Clinical Comorbidity Among HIV-Infected Patients Accessing Primary Care in US Community Health Centers". Public Health Rep, 133 (1), 109-118.
4. S. Sarkar, T. T. Brown (2021) "Diabetes in People with HIV". Curr Diab Rep, 21 (5), 13.
5. M. Nagai, S. Matsumoto, J. Tanuma, et al. (2023) "Prevalence of and factors associated with diabetes mellitus among people living with HIV in Vietnam". Glob Health Med, 5 (1), 15-22.