THỰC TRẠNG TÁO BÓN TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO

Nguyễn Thị Hạnh1,2,
1 Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa
2 Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ mới mắc táo bón và phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng táo bón ở bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 49 bệnh nhân đột quỵ não ở thời điểm nhập viện tại Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương từ tháng 5/2023 đến tháng 11/2023. Kết quả: nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ mới mắc táo bón ở bệnh nhân đột quỵ não là 44,9%, trong đó, ở các bệnh nhân xuất huyết não là 47,4%, nhồi máu não là 43,3%; tỷ lệ mắc táo bón trong các giai đoạn cấp, bán cấp và mạn tính của đột quỵ não lần lượt là 45,5%, 42,9% và 50,0%. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ mới mắc táo bón ở các bệnh nhân đột quỵ não là mức độ đột quỵ nặng (NIHSS ≥ 4 điểm), phụ thuộc trong sinh hoạt hàng ngày (mRS ≥ 3) và cần sử dụng bô để đi đại tiện (đại tiện tại giường) (p < 0,05). Kết luận: Tỷ lệ mới mắc táo bón ở các bệnh nhân đột quỵ não là cao và cần được quan tâm khi nhập viện. Vận động sớm và tạo môi trường thuận lợi cho đại tiện là các can thiệp có thể làm giảm tỷ lệ táo bón ở bệnh nhân đột quỵ não và cải thiện kết quả phục hồi chức năng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Simons LA, McCallum J, Friedlander Y, et al. Healthy ageing is associated with reduced and delayed disability. Age Ageing 2000;29:143–8.
2. Hội nghị Đột quỵ Quốc tế 2022: http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/tin-trong-nganh-menuleft-34/7983-hoi-nghi-dot-quy-quoc-te-2022-trung-tam-dot-quy-benh-vien-bach-mai-vinh-du-nhan-chung-nhan-kim-cuong-lan-thu-7-cua-to-chuc-dot-quy-the-gioi.html
3. Chen CM, Hsu HC, Chang CH, et al. Age-based prediction of incidence of complications during inpatient stroke rehabilitation: a retrospective longitudinal cohort study. BMC Geriatr 2014;14:41.
4. Camara-Lemarroy CR, Ibarra-Yruegas BE, Gongora-Rivera F. Gastrointestinal complications after ischemic stroke. J Neurol Sci. 2014 Nov 15;346(1-2):20-5.
5. Karakuła-Juchnowicz H, Dzikowski M, Pelczarska A, et al. The brain-gut axis dysfunctions and hypersensitivity to food antigens in the etiopathogenesis of schizophrenia. Psychiatr Pol 2016;50:747–60.
6. Lin CJ, Hung JW, Cho CY, et al. Poststroke constipation in the rehabilitation ward: incidence, clinical course and associated factors. Singapore Med J 2013;54:624–9.
7. Jianxiang Li, Mengguo Yuan, Yunfang Liu. Incidence of constipation in stroke patients: A systematic review and meta-analysis, Medicine (Baltimore). 2017 Jun; 96(25): e7225.
8. Cai W, Wang L, Guo L, et al. Correlation analysis between post-stroke constipation and brain injury. J South Med Univ 2013;33:117–20.