ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN SỐNG THÊM Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN MẤT BÙ DO VIÊM GAN VIRUS B TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhằm đánh giá thời gian sống thêm toàn bộ và các yếu tố tiên lượng liên quan đến tử vong trong vòng 90 ngày theo dõi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên149 bệnh nhân xơ gan mất bù sau viêm gan virus B. Đường cong Kaplan Meier được sử dụng để đánh giá thời gian sống còn, test Log Rank dùng để so sánh thời gian sống giữa hai nhóm. Kết quả: Tỷ lệ tử vong của nghiên cứu trong vòng 90 ngày theo dõi là 32,2%; thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 68,65±2,71 ngày. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian sống thêm toàn bộ giữa nhóm có xuất huyết do giãn tĩnh mạch thực quản và không xuất huyết (42,2±12,1 so với 70,4±2,7 ngày, p = 0,006), giữa nhóm có GOT≤200U/L và GOT>200U/L (76,0±3,4 và 60,6±4,1ngày, p=0,002), giữa nhóm có Bilirubin trực tiếp ≤ 51µmol/l và > 51 µmol/l (84,3±2,9 và 61,2±3,5 ngày, p=0,000), giữa nhóm có Bilirubin toàn phần ≤ 170 µmol/l và >170 µmol/l (79,8±3,1 và 58,8±3,9 ngày, p=0,000). Phân tích hồi quy COX cho thấy, xuất huyết tiêu hóa và tăng bilirubin trực tiếp > 51µmol/l là các yếu tố có liên quan tới tiên lượng tử vong trong vòng 90 ngày, với HR lần lượt là 3,948 và 4,484 (p < 0,05). Kết luận: Ở bệnh nhân xơ gan mất bù, việc theo dõi phát hiện sớm và điều trị dự phòng xuất huyết tiêu hóa là cần thiết, men gan và bilirubin máu nên được xét nghiệm định kỳ để tiên lượng bệnh nhân kịp thời.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
xơ gan mất bù, tiên lượng, tử vong, thời gian sống thêm toàn bộ.
Tài liệu tham khảo
2. Angeli P, Bernardi M, Villanueva C, et al. EASL Clinical Practice Guidelines for the management of patients with decompensated cirrhosis. J Hepatol. 2018; 69(2):406-460. doi: 10.1016/j.jhep.2018.03.024
3. D’Amico G, Garcia-Tsao G, Pagliaro L. Natural history and prognostic indicators of survival in cirrhosis: a systematic review of 118 studies. J Hepatol. 2006;44(1): 217-231. doi: 10.1016/ j.jhep.2005.10.013
4. Nababan SHH, Mansjoer A, Fauzi A, Gani RA. Predictive scoring systems for in-hospital mortality due to acutely decompensated liver cirrhosis in Indonesia. BMC Gastroenterol. 2021;21(1):392. doi:10.1186/ s12876-021-01972-6
5. Zipprich A, Garcia-Tsao G, Rogowski S, Fleig WE, Seufferlein T, Dollinger MM. Prognostic indicators of survival in patients with compensated and decompensated cirrhosis. Liver Int. 2012;32(9):1407-1414. doi:10.1111/j.1478-3231.2012.02830.x
6. European Association for the Study of the Liver. Electronic address: easloffice@ easloffice.eu, European Association for the Study of the Liver. EASL Clinical Practice Guidelines for the management of patients with decompensated cirrhosis. J Hepatol. 2018;69(2):406-460.
7. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan virus B (Ban hành kèm quyết định số 3310/QĐ-BYT ngày 29/07/2019 của Bộ Y tế. Published online 2019.
8. North Italian Endoscopic Club for the Study and Treatment of Esophageal Varices. Prediction of the first variceal hemorrhage in patients with cirrhosis of the liver and esophageal varices. A prospective multicenter study. N Engl J Med. 1988;319(15):983-989. doi:10.1056/ NEJM198810133191505.
9. D’Amico G. Esophageal varices: from appearance to rupture; natural history and prognostic indicators. In: Groszmann RJ, Bosch J, eds. Portal Hypertension in the 21st Century. Springer Netherlands; 2004:147-154. doi:10.1007/978-94-007-1042-9_17
10. D’Amico G, Morabito A, Pagliaro L, Marubini E. Survival and prognostic indicators in compensated and decompensated cirrhosis. Dig Dis Sci. 1986; 31(5): 468-475. doi:10. 1007/BF01320309.