KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ CHẾ ĐỘ ĂN DẶM CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 24 THÁNG TUỔI ĐẾN KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TRÀ VINH NĂM 2023

Nguyễn Thị Ngoãn1,, Vũ Thị Đào1, Nguyễn Hoàng Oanh1, Trần Thị Hồng Phương1
1 Trường Đại học Trà Vinh (TVU)

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và đúng cách trong thời kỳ thơ ấu là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như sự phát triển tâm thần của trẻ. Có kiến thức và thái độ đúng là tiền đề để thực hành tốt cho trẻ ăn dăm bổ sung hợp lý. Do đó nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích xác định bà mẹ có kiến thức đúng, thái độ đúng về việc cho con ăn dặm Mục tiêu nghiên cứu: Xác định bà mẹ có kiến thức đúng, thái độ đúng và một số yếu tố liên quan về việc cho con ăn dặm tại bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với phương pháp chọn mẫu thuận tiện ở bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi đang đi khám bệnh ở phòng khám bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh trong khoảng thời gian từ tháng 04/2023 đến tháng 06/2023. Kết quả nghiên cứu: kết quả nghiên cứu cho thấy bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm cho con ăn dặm là đủ 6 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 81,1%, cho thấy có 70,9% bà mẹ rất đồng ý ăn dặm là vấn đề rất quan trọng. Kết luận:Tỷ lệ kiến thức đúng và thái độ đúng của bà mẹ về cho con ăn dặm lần lượt là 83,4% và 72%. Nhóm tuổi có liên quan với kiến thức của bà mẹ với p <0,001. Những bà mẹ tuổi càng cao thì tỷ lệ kiến thức đúng gấp 1,24 lần so với bà mẹ có tuổi thấp hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đinh Đạo (2014), “Nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam” Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Dược Huế.
2. Lê Thị Năng (2013), “Kiến thức, thái độ của bà mẹ cho con dưới 24 tháng tuổi ăn dặm tại xã Mỹ Lợi, Huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định” Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 17(4), tr87-91.
3. Thạch Thị Mỹ Phương (2022). “Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 2 tuổi tại xã Huyền Hội, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2020”, Tạp chí Y học Việt Nam, 513(2).
4. Trần Chí Liêm (2008), “Một số nguyên nhân và yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại một số địa điểm thuộc Bắc Cạn”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 12(4), tr243-248.
5. Andualem, A., Edmealem, A., Tegegne, B., Tilahun, L., & Damtie, Y. (2020), “Timely initiation of complementary feeding and associated factors among mothers of children aged 6–24 months in Dessie Referral Hospital, Northeast Ethiopia, 2019”, Journal of Nutrition and Metabolism, 2020.
6. Ogunba, B. O. (2006), “Maternal behavioural feeding practices and under-five nutrition: implication for child development and care”, Journal of Applied Sciences Research, 2(12), pp1132-1136.
7. Salarkia, N., Amini, M., Eslami Amirabadi, M., Dadkhah, M., Zowghi, T., Heidari, H., & Abdollahi, M. (2010), “Mothers' views and beliefs about the role of complementary feeding in children under the age of two in Damavand: a qualitative study”, Arak Medical University Journal, 13(2).
8. WHO. Global Strategy for Infant and Young Child Feeding https://www.who.int/publications/i/item/ 9241562218 truy cập ngày 23/06/2023.