PHÁT HIỆN GEN MÃ HÓA CARBAPENEMASE Ở NHỮNG CHỦNG PSEUDOMONAS AERUGINOSA KHÔNG CÓ KIỂU HÌNH ĐỀ KHÁNG

Lưu Thị Nga1, Lê Văn Hưng2,3, Vũ Huy Lượng2,3, Nguyễn Thị Hà Vinh2,3, Lê Huyền My3, Phạm Quỳnh Hoa3, Nguyễn Hoàng Việt2, Lê Huy Hoàng4, Nguyễn Văn An5,6, Lê Nguyễn Minh Hoa7, Trần Quang Đôn1, Hoàng Văn Dũng1, Lê Hạ Long Hải2,3,
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Da liễu Trung ương
4 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
5 Học viện Quân Y
6 Bệnh viện Quân y 103
7 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tỷ lệ vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa đa kháng thuốc ngày càng gia tăng đã đặt ra thách thức lớn trong việc điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn này. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích phát hiện các gen mã hóa carbapenemase trong các chủng P. aeruginosa không có biểu hiện đề kháng với các kháng sinh thông thường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kỹ thuật realtime PCR đa mồi được sử dụng để xác định các gen mã hóa carbapenemase cụ thể trong 24 chủng P. aeruginosa không kháng với các loại kháng sinh thử nghiệm. Kết quả: Trong số 24 chủng P. aeruginosa được thử nghiệm, có 4 chủng được xác định là mang gen carbapenemase. Đáng chú ý, hai chủng chứa gen blaKPC, một chủng mang gen blaNDM và một chủng khác mang gen blaOXA-48. Kết luận: Sự kết hợp giữa kiểu hình và kiểu gen kháng thuốc của vi khuẩn là bắt buộc để quản lý và giám sát toàn diện tình trạng kháng kháng sinh ở P. aeruginosa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. “Antibiotic resistance threats in the United States 2019 (CDC’s 2019)”.
2. Eun-Jeong Yoon and Seok Hoon Jeong*, “Mobile Carbapenemase Genes in Pseudomonas aeruginosa”, Frontiers in Microbiology, 2021.
3. “Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm Vi sinh lâm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội”.
4. Caterina Aurilio, et al, “Mechanisms of Action of Carbapenem Resistance”, Antibiotics, vol 11, số p.h 421, 2022.
5. Saeed Falahat et al, “Detection of KPC Carbapenemase in Pseudomonas aeruginosa Isolated From Clinical Samples Using Modified Hodge Test and Boronic Acid Methods and Their Comparison With the Polymerase Chain Reaction”, Jundishapur J Microbiol, vol 9, số p.h 9, 2016.
6. Jovcic, B., Lepsanovic, Z., Suljagic, V., Rackov, G., Begovic, J., Topisirovic, L., et al, “Emergence of NDM-1 metallo-beta lactamase in Pseudomonas aeruginosa clinical isolates from Serbia”, Antimicrob. Agents Chemother, vol 55, tr 3929–3931, 2011.
7. Khanda Abdulateef Anoar et al, “Detection of Metallo-Beta-lactamase enzyme in some Gram negative bacteria isolated from burn patiens in Sulaimani city, Iraq.”, European Scientific Journal, vol 10, số p.h 3, tr 1857–7881, 2014.
8. Doha Omer Ali, Mohamed M.A. Nagla, “Molecular Detection of bla OXA-48 Gene Encoding Carbapenem Resistance Pseudomonas aeruginosa Clinical Isolates from Khartoum State Hospitals, Sudan”, The preprint server for health science, 2020.
9. Mudathir Abdallah Adam, Wafa I. Elhag, “Prevalence of metallo-β-lactamase acquired genes among carbapenems susceptible and resistant Gram-negative clinical isolates using multiplex PCR, Khartoum hospitals, Khartoum Sudan”, BMC Infectious Diseases, vol 18, 2018.
10. Florence Depardieu et al., “Modes and Modulations of Antibiotic Resistance Gene Expression”, American Society for Microbiology, vol 20, số p.h 1, 2007.