THỜI GIAN PHỤC HỒI VÀ BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

La Văn Phú1,, Nguyễn Thị Nga1, Lê Thanh Nhật Minh2
1 Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sau phẫu thuật ung thư tiêu hóa, bệnh nhân có thời gian phục hồi và có nhiều biến chứng khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu kết quả phục hồi và biến chứng sau phẫu thuật ở người bệnh ung thư tiêu hóa tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 60 bệnh nhân ung thư tiêu hóa tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Kết quả: Trong các dạng ung thư  tiêu hóa, ung thư đại tràng (43,3%) và ung thư trực tràng (43,3%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Thời gian vận động sớm sau phẫu thuật >2 ngày chiếm tỷ lệ 51,7%. Thời điểm rút sonde dạ dày và thời điểm cho ăn đường miệng sớm trở lại >2 ngày cùng chiếm tỷ lệ 58,3%. Thời điểm trung tiện trở lại >2 ngày chiếm 43,3%. Thời điểm rút OLD sau phẫu thuật >3 ngày chiếm 78,6%. Đến 80,0% bệnh nhân không ghi nhận biến chứng sau phẫu thuật. Trong 3 biến chứng sau phẫu thuật, nhiễm trùng viêm đỏ và viêm phổi bệnh viện được ghi nhận có mối liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng theo SGA (p<0,001). Kết luận: Bệnh nhân ung thư tiêu hóa có thời gian hồi phục khá tốt và còn một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có biến chứng sau phẫu thuật có liên quan mang ý nghĩa thống kê với tình trạng dinh dưỡng theo SGA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bray F., Ferlay J., Soerjomataram I., et al. (2018). Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin, 68(6), 394–424.
2. Phan Thị Bích Hạnh (2017), Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có điều trị hóa chất tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016-2017, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Thùy Linh, Lê Thị Hương, 2019. Hiệu quả can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất tại bệnh viện đại học Y Hà Nội năm 2017-2018. Tạp chí nghiên cứu Y học. Tập 119. Số 3. Tr. 142-149.
3. Ngô Thị Linh, Phạm Văn Phú, Đỗ Tất Thành và cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Tạp chí Y học cộng đồng 2020.
4. Dương Thị Phượng (2016), Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và một số yếu tố liên quan năm 2016, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thanh Hòa (2018), Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng của bệnh nhân ung thư thực quản tại khoa ngoại bụng, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều năm 2017-2018, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Bá Anh, Lê Minh Hương, Nguyễn Thanh Long, 2013. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước phẫu thuật ung thư dạ dày. Tạp chí Y học thực hành. Tập 884. Số 10. Tr. 3-7.
7. Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Khánh Hoài, Phạm Thị Ngân và cộng sự (2020). Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 5-2020-tập 2, tr. 416-421.
8. Ngô Thị Linh, Hà Nguyễn Kính Long, Nguyễn Xuân Hùng và cộng sự (2017). Tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật của bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 13(4), 124–130.