KHẢO SÁT CHỨNG KHÓ TIÊU CHỨC NĂNG Ở BỆNH NHÂN CÓ BIỂU HIỆN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

Đỗ Thị Hồng Khanh1,, Vũ Trường Khanh2
1 Bệnh viện 19/8 Bộ Công an
2 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tỉ lệ trùng lắp chứng khó tiêu chức năng theo tiêu chuẩn ROME IV ở bệnh nhân có biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và tiến cứu trên 295 bệnh nhân ngoại trú tuổi từ 18 trở lên có biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản điển hình đến khám tại phòng khám Nội Tiêu hóa, trung tâm Tiêu hóa – Gan Mật, Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 10/2021 đến tháng 06/2022. Kết quả: Tỉ lệ trùng lắp chứng khó tiêu chức năng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là 46,8%. Tỉ lệ hội chức đau thượng vị phổ biến hơn trong nhóm bệnh nhân chồng chéo GERD và FD với tỉ lệ 81,2%, hội chứng khó chịu sau ăn chiếm 68,8% và có sự trùng lắp giữa hai hội chứng chiếm khá cao 50,1%. Về mối liên quan của chứng khó tiêu chức năng ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản với một số yếu tố nguy cơ, kết quả từ phân tích đơn biến cho thấy có hai biến có giá trị p <0,05: Tỉ lệ nữ giới thường gặp ở nhóm khó tiêu chức năng cao hơn nam giới, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,042; Các bệnh nhân có phàn nàn chính là các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản điển hình (ợ nóng, ợ trớ) ít khi có chứng khó tiêu chức năng trùng lắp so với các bệnh nhân còn lại, sự khác biệt này có ý nghiã thống kê vơi p = 0,016. Kết luận: Thực tế, sự trùng lắp của hai nhóm bệnh lý này là khá phổ biến, gây triệu chứng nặng nề và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zagari R M, Law G R, Fuccio L, et al, (2010), "Dyspeptic symptoms and endoscopic findings in the community: the Loiano-Monghidoro study", Am J Gastroenterol, 105 (3), pp. 565-571.
2. Geeraerts A, Van Houtte B, Clevers E, Geysen H, Vanuytsel T, Tack J, et al. Gastroesophageal reflux disease-functional dyspepsia overlap: do birds of a feather flock together?
3. Am J Gastroenterol. (2020) 115:1167–82. doi: 10.14309/ajg.0000000000000619
4. Eusebi LH, Ratnakumaran R, Bazzoli F, Ford AC. Prevalence of dyspepsia in individuals with gastroesophageal reflux-type symptoms in the community: a systematic review and meta-analysis.
5. Clin Gastroenterol Hepatol. (2018) 16:39–48.e1. doi: 10.1016/j.cgh.2017.07.041
6. Lee JY, Kim N, Park JH, Yu JE, Song YJ, Yoon JW, et al. Sex and gender differences in overlap syndrome of functional gastrointestinal disorder and effect of genetic polymorphisms in South Korea: a long-term follow-up study.
7. J Neurogastroenterol Motil. (2022) 28:145–58. doi: 10.5056/jnm21047
8. Choung RS, Locke GR, Schleck CD, Zinsmeister AR, Talley NJ. Overlap of dyspepsia and gastroesophageal reflux in the general population: one disease or distinct entities? Neurogastroenterol Motil. (2012) 24: 229– 34, e106. doi:10.1111/j.1365-2982.2011. 01845.x
9. Hồ Xuân Linh, (2011), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân khó tiêu được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Rome III", Luận văn thạc sỹ y hoc, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
10. Lê Thị Thu Hiền, (2018), "Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân có chứng khó tiêu chức năng", Tạp chí Y học Việt Nam, tập 467 - tháng 6 - số 1&2 -2018, pp. 79 - 81.