ĐẶC ĐIỂM THIỆT CHẨN TRÊN SINH VIÊN NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÓ BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU THI CỬ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Lo âu thi cử là một dạng lo âu tình thế, đặc trưng bởi các triệu chứng bản thể, nhận thức và hành vi của lo âu xảy ra trước hoặc trong lúc làm bài thi. Lo âu thi cử là vấn đề về sức khỏe tâm thần thường gặp ở sinh viên y khoa. Trong Y học cổ truyền, lo âu thuộc chứng Uất, điều trị chứng Uất trong Y học cổ truyền ngày càng được chứng minh có hiệu quả. Tuy nhiên để điều trị tốt thì cẩn phải chẩn đoán chính xác, Thiệt chẩn là một phương pháp chẩn đoán quan trọng Y học cổ truyền. Mục tiêu: Khảo sát Đặc điểm Thiệt chẩn trên sinh viên ngành Y học cổ truyền Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có biểu hiện Rối loạn lo âu thi cử. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thu thập 330 mẫu lưỡi của sinh viên ngành Y học cổ truyền Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có biểu hiện Rối loạn lo âu theo thang điểm DASS-21 trong thời gian thi cử cao độ (tháng 2-4/2023), sau đó phân tích đặc điểm Thiệt chẩn thông qua hệ thống phân tích hình ảnh thiệt chẩn tự động hóa (ATDS). Kết quả: Tỉ lệ nam:nữ lần lượt là 67% và 33%. Đa số có BMI trung bình. Trong số các màu sắc chất lưỡi thu được, chiếm tỉ lệ cao nhất là lưỡi ám tím (43,3%), đứng thứ hai là lưỡi hồng nhạt (27,6%), lưỡi tím nhạt (16,1%), lưỡi ám hồng (9,7%), lưỡi nhạt (3,3%). Có chấm ứ 8,2%. Rêu trắng chiếm 31,5%, rêu vàng chiếm 3%, không có rêu trắng vàng, rêu đen xám. Lưỡi gầy (55,8%); lưỡi có dấu ấn răng 10,9%; lưỡi có đường nứt (60%); lưỡi có gai (26,7%). Rêu nhuận chiếm (69,1%), rêu táo (47%), rêu ít tân (17,7%). Rêu dày chiếm 19,1%, rêu mỏng 4,5%, không xuất hiện rêu lưỡi cáu bẩn, bong tróc. Kết luận: Đặc điểm thiệt chẩn trên sinh viên Y khoa có biểu hiện rối loạn lo âu thi cử chủ yếu là chất lưỡi ám tím, lưỡi gầy, có đường nứt lưỡi, rêu lưỡi trắng, nhuận.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thiệt chẩn, rối loạn lo âu thi cử, ATDS
Tài liệu tham khảo
2. Nuôi Nguyễn Văn, “Các rối loạn lo âu,” Tâm thần học, NXB Y học, 2005, tr. 78–106.
3. Thắng P. Đ., Mẫn B. P. M., Đàn N. V., and Thường T. T. D., “Khảo sát tình trạng Rối loạn lo âu thi cử của sinh viên năm thứ 1 khoa Y học cổ truyền,” Nghiên cứu Y học, vol. 4, no. 24, tr. 130–134, 2020.
4. Trúc T. T., Thị B., and Hân H., “Khác biệt giới tính trong các vấn đề sức khỏe tâm thần và hành vi nguy hại sức khỏe ở vị thành niên Việt Nam,” Nghiên cứu Y học, vol. 20, no. 1, tr. 148–154, 2016.
5. Uyên P. T. T., Thủy H. B., Anh T. N. T., and Thủy N. T. T., “Đánh giá mức độ stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên Dược chính quy Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh,” Tạp chí Y học TP.Hồ CHí Minh, vol. 20, no. 2, tr. 217–225, 2016.
6. M. J. S. T. W. Changchun; Shaanxi, “Study on correlation between irritable bowel syndrome complicated with anxiety and depression state and tongue coating -,” Clin. Res. Pract., pp. 120–1123, 2022.
7. T. G. Gerwing, J. A. Rash, A. M. Allen Gerwing, B. Bramble, and J. Landine, “Perceptions and Incidence of Test Anxiety,” Can. J. Scholarsh. Teach. Learn., vol. 6, no. 3, 2015, doi: 10.5206/cjsotl-rcacea.2015.3.3.
8. 陈文姬 and 陈文垲, “200例抑郁症患者舌象研究,” J. Nanjing Univ. Tradit. Chinese Med., vol. 22, no. 1, pp. 16–17, 2006.