THOÁT VỊ KHE THỰC QUẢN Ở TRẺ EM: LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT

Võ Lê Đức Trọng1,, Huỳnh Minh Mẫn2, Nguyễn Ngọc Mai2, Trương Nguyễn Uy Linh2, Ngô Kim Thơi1
1 Bệnh viện Nhi đồng 1
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị khe thực quản ở trẻ em, cả mổ mở và mổ nội soi. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu hồi cứu 28 trường hợp bệnh nhi được điều trị phẫu thuật thoát vị khe thực quản tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2 trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2022. Kết quả: Trong số 28 bệnh nhi, trường hợp thoát vị khe thực quản loại I thường gặp nhất với 16 trường hợp. Nôn và nhiễm trùng hô hấp tái phát là các triệu chứng thường gặp nhất. Mổ mở được thực hiện ở 17 trường hợp và mổ nội soi là 11 trường hợp. Thời gian phẫu thuật trung bình ở nhóm mổ mở là 102 phút (60 – 170 phút), ngắn hơn so với nhóm mổ nội soi là 191,4 phút (150 – 230 phút). Có 6 trường hợp biến chứng sau mổ, thường gặp nhất là trào ngược dạ dày-thực quản (50%). Biến chứng sau mổ không liên quan mổ mở hay mổ nội soi. Kết luận: Mổ nội soi là cách tiếp cận an toàn và hiệu quả với tỉ lệ biến chứng sau mổ không khác biệt so với mổ mở trong phẫu thuật điều trị thoát vị khe thực quản ở trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kohn GP, Price R (2013). Guidelines for the Management of Hiatal Hernia, SAGES.
2. Stylopoulos N, David WR (2005). The History of Hiatal Hernia Surgery. Annals of Surgery, 241(1):185-193.
3. Namgoong JM, Kim DY, Kim SC, Hwang JH (2014). Hiatal hernia in pediatric patients: laparoscopic versus open approaches. Annals of Surgical Treatment and Research, 86(5):264-269.
4. Mohamed R (2016). Laparoscopic versus open management of hiatal hernia in children. Egypt J Surg, 35(3):209-214.
5. Cheng C, Wu Y (2019). Follow-Up Report of Laparoscopic Fundoplication in Different Types of Esophageal Hiatal Hernia in Children. Journal of Laparoendoscopic & advanced surgical technique, 29(10):1320-1324.
6. Hu JM, Hu M, Wu YM, Wang J, et al (2015). Long-term outcome of laparoscopic Nissen-Rossetti fundoplication versus Thal fundoplication in children with esophageal hiatal hernia: a retrospective report from two children's medical centers in Shanghai. World Journal of Pediatrics, 12(2):231-235.
7. Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Xuân Thụ (1992). Thoát vị do trượt qua khe thực quản ở trẻ em. Tạp chí Ngoại khoa, 3:1-6.
8. Trương Nguyễn Uy Linh, Ngô Kim Thơi, Dương Quốc Tường (2018). Thoát vị khe thực quản. In: Trương Nguyễn Uy Linh, Ngoại nhi lâm sàng, tr 347-357. Nhà xuất bản Y học, TPHCM.