KHẢO SÁT MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG CÁC ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý mạn tính, diễn tiến phức tạp, làm gia tăng tỷ lệ tử vong về các bệnh mạn tính trên thế giới. Việc phối hợp thuốc trong điều trị là không thể tránh khỏi, nhất là trong tình trạng đa bệnh lý, đa triệu chứng. Vậy nên, khảo sát mức độ tương tác thuốc trong các đơn thuốc điều trị ĐTĐ là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và mức độ các tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc và hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồ sơ bệnh án của người bệnh ĐTĐ tuýp 2 đến khám tại bệnh viện Thống Nhất từ tháng 03/2023 đến tháng 08/2023. Mức độ tương tác thuốc trong các đơn thuốc được đánh giá trên Medscape và Drugs.com. Kết quả: Khảo sát 400 hồ sơ bệnh án ghi nhận độ tuổi trung bình của mẫu khảo sát tại Bệnh viện Thống Nhất là 73,9 ± 8,5, tỷ lệ nữ : nam là 1,31:1, 96,8% bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 mắc ít nhất một bệnh kèm theo. Trong số các bệnh mắc kèm, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ cao nhất với 87,3% và 72,5% người bệnh, tương ứng. Bên cạnh đó, phần lớn người bệnh có chỉ số độ lọc cầu thận trên 60 mL/ph/1,73m2 chiếm 67,3%. Về tương tác thuốc giữa các thuốc ĐTĐ, tương tác hiệp lực mức độ trung bình là loại tương tác phổ biến nhất, chiếm 99,3% trong tổng số tương tác. Insulin là loại thuốc có tần suất gặp tương tác thuốc nhiều nhất, chiếm 98,6% trong tổng số lần gặp tương tác thuốc. Các tương tác thuốc giữa các thuốc ĐTĐ và các thuốc khác xuất hiện khá phổ biến như amlodipin – metformin với tỷ lệ 17,7% trên tổng số đơn, theo sau đó là tương tác thuốc giữa losartan – insulin chiếm 14,9% và ibesartan – insulin chiếm 10,6% trên tổng đơn. Kết luận: Việc sử dụng thuốc cho người bệnh ĐTĐ tuýp 2 điều trị tại bệnh viện Thống Nhất nhìn chung là hợp lý. Các tương tác thuốc chủ yếu liên quan đến insulin. Cần sàng lọc tương tác thuốc bất lợi thường xuyên để đảm bảo an toàn trong điều trị cho người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ĐTĐ type 2, thuốc hạ đường huyết, kê đơn
Tài liệu tham khảo
2. N. M. Maruthur et al., "Diabetes medications as monotherapy or metformin-based combination therapy for type 2 diabetes: a systematic review and meta-analysis," (in B), Annals of internal medicine, vol. 164, no. 11, pp. 740-751, 2016.
3. K. Plis, R. Bunescu, C. Marling, J. Shubrook, and F. Schwartz, "A machine learning approach to predicting blood glucose levels for diabetes management," in Workshops at the Twenty-Eighth AAAI conference on artificial intelligence, 2014: Citeseer.
4. J. Kaur, P. Singh, and J. R. Sowers, "Diabetes and cardiovascular diseases," (in B), American journal of therapeutics, vol. 9, no. 6, pp. 510-515, 2002.
5. N. T. A. Thư, P. Đ. Nhật, and T. H. Linh, "Chi phí điều trị nội trú của người bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện quận 6 Tp.HCM," (in A), Tạp chí Nghiên cứu Y học, vol. 142, no. 6, pp. 119-125, 06/30 2021, doi: 10.52852/ tcncyh.v142i6.198.
6. C. D. Vũ and Q. T. Trần, "Một số yếu tố liên quan đến khởi phát, mức độ nặng và kết quả điều trị nhiễm toan ceton do đái tháo đường type 1 ở trẻ em và vị thành niên," (in A), Tạp chí Y học Việt Nam, vol. 500, no. 1, 2021.
7. S. Manjusha, M. Amit, and S. Ronak, "A study on prescribing pattern and potential drug-drug interactions in type 2 diabetes mellitus inpatients," Indian journal of pharmacy practice, vol. 7, no. 1, 2014.
8. W. L. Bennett et al., "Comparative effectiveness and safety of medications for type 2 diabetes: an update including new drugs and 2-drug combinations," (in B), Annals of internal medicine, vol. 154, no. 9, pp. 602-613, 2011.
9. A. D. Kamal, A. N. Dixon, and S. C. Bain, "Safety and side effects of the insulin analogues," (in B), Expert Opinion on Drug Safety, vol. 5, no. 1, pp. 131-143, 2006.
10. A. J. Scheen, "Clinical pharmacokinetics of metformin," (in B), Clinical pharmacokinetics, vol. 30, pp. 359-371, 1996.