ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CỐ ĐỊNH DIỆN BÁM CHÀY DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Nguyễn Văn Phan1,, Nguyễn Trọng Tài1, Đỗ Đức Mạnh1, Đoàn Lê Vinh1, Nguyễn Thành Luân1, Phạm Vũ Anh Quang1, Ngô Đức Quang1, Nguyễn Văn Đạt1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi khâu lại điểm bám DCCT ra đời từ những năm 70 thế kỉ XX góp phần làm giảm thời gian nằm viện, thời gian phục hồi chức năng sau mổ, bệnh nhân nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường hơn so với kỹ thuật mổ mở. Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần vào việc đánh giá kết quả điều trị bong điểm bám DCCT tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu 68 bệnh nhân được chẩn đoán bong điểm bám DCCT và có chỉ định phẫu thuật nội soi khâu lại điểm bám DCCT tại Viện Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 1/2020 đến 4/2023. Kết quả: 68 bệnh nhân nghiên cứu với độ tuổi trung bình là 26,34 ± 11,54 (10-59 tuổi), nhóm tuổi hay gặp nhất là dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ 33,8%. Tỷ lệ nam/nữ là 1/2,4. Tai nạn giao thông là nguyên nhân chấn thương chủ yếu chiếm 76,5%. Đa số bệnh nhân được phẫu thuật trong vòng 10 ngày kể từ khi chấn thương. Hình thái tổn thương chủ yếu là độ III theo phân loại Meyers - Mc keever. Đánh giá chức năng vận động khớp gối sau mổ theo thang điểm Lysholm và IKDC tại thời điểm sau mổ 3 tháng và 6 tháng đạt kết quả tốt về biên độ vận động, độ vững khớp gối cũng như mức độ vận động khớp gối sau mổ đều đạt trên 90%. Biến chứng nhiễm khuẩn sau mổ phải tháo chỉ sớm có 1 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 1,5%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cố định điểm bám dây chằng chéo trước bằng chỉ siêu bền là phẫu thuật ít xâm lấn, giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian phục hồi sau mổ và trở lại sinh hoạt bình thường sớm hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Binnet, M. S., Gürkan, I., Yilmaz, C., Karakas, A. & Çetin, C. Arthroscopic fixation of intercondylar eminence fractures using a 4-portal technique. Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic & Related Surgery 17, 450–460 (2001).
2. Nguyễn Thành Tâm. Nghiên cứu điều trị gãy bong điểm bám chày của dây chằng chéo trước khớp gối bằng kỹ thuật khâu chỉ PDS néo ép qua nội soi. Luận văn chuyên khoa Cấp II. Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. (2013)
3. Dung, T. T. et al. Arthroscopic fixation of ACL avulsion fracture in the Saint Pault hospital: A review of treatment outcomes: Cohort study. Annals of Medicine and Surgery 48, 91–94 (2019).
4. Ngọc Sinh, N. ., Vũ Hoàng, N. ., Văn Dung, H. ., Mạnh Cường, V. ., & Thế Anh, N. Kết quả nội soi khớp gối cố định bong điểm bám dây chằng chéo trước. Tạp Chí Y học Việt Nam, 508(2) (2022). https://doi.org/10.51298/vmj.v508i2.1643
5. Kuang, S. et al. “Figure‐of‐Eight” Suture‐Button Technique for Fixation of Displaced Anterior Cruciate Ligament Avulsion Fracture. Orthopaedic Surgery 12, 802–808 (2020).
6. Anh Tuấn, Đoàn., & Trung Hậu, L..Kết quả phẫu thuật điều trị bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối cố định bằng chỉ siêu bền dưới nội soi. Tạp Chí Y học Việt Nam. 516(1) (2022). https://doi.org/10.51298/vmj.v516i1.2931
7. Huang, T.-W. et al. Arthroscopic Suture Fixation of Tibial Eminence Avulsion Fractures. Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic & Related Surgery 24, 1232–1238 (2008).
8. Vega, J. R. et al. Arthroscopic Fixation of Displaced Tibial Eminence Fractures: A New Growth Plate–Sparing Method. Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic & Related Surgery 24, 1239–1243 (2008).