ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ SẢN KHOA Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SA ĐÉC

Chung Thị Mỹ Nhung1,2, Trần Quang Hiển3, Lâm Đức Tâm1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh Viện Đa khoa Sa Đéc
3 Sở Y tế An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiền sản giật (TSG) vẫn là một tình trạng bệnh lý toàn thân rất phức tạp tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro, là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong đối với thai phụ và thai nhi. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả xử trí sản khoa ở thai phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, tiến cứu trên 100 thai phụ tiền sản giật  điều trị tại khoa Sản- Bệnh viện Sa Đéc từ tháng 4/2023 đến tháng 2/2024. Kết quả: Có 100 sản phụ TSG với 66 sản phụ TSG nhẹ và 34 sản phụ TSG nặng. Trên 2 nhóm sản phụ này, các triệu chứng TSG khá đa dạng và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các đặc điểm: tuổi thai, phân độ cao huyết áp, chỉ số protein niệu và ure máu (p < 0,05). Hướng xử lý chủ yếu là điều trị nội khoa ban đầu và chấm dứt thai kỳ trước 24 giờ (85,26%) với phương pháp sanh chủ yếu là mổ lấy thai (81,05%). Kết luận: TSG nặng tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc chiếm đến 34%, tăng nguy cơ mổ lấy thai và sơ sinh nhẹ cân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Mayrink, J., et al. (2019), "Inciden ce and risk factors for Preeclampsia in a cohort of healthy nulliparous pregnant women: a nested case-control study", Sci Rep, 9(1), p. 9517.
2. Yang, Y., et al. (2021), "Preeclampsia Prevalence, Risk Factors, and Pregnancy Outcomes in Sweden and China", JAMA Netw Open, 4(5), p. e218401.
3. Bộ Y tế (2021), Quyết định số 1911/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giật”, Bộ Y tế, Hà Nội.
4. ACOG, Practice Bulletin (2019), "ACOG Practice Bulletin No. 202: Gestational Hypertension and Preeclampsia", Obstet Gynecol, 133(1), pp. 1-25.
5. Cunningham, G. (2018), Hypertensive Disorders, Williams Obstetrics 25th, McGraw Hill Education, pp. 1566-1666.
6. Bành Dương Yến Nhi, Đàm Văn Cương, Ngũ Quốc Vĩ, Chung Cẩm Ngọc (2021), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bước đầu hội chứng HELLP ở thai phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2020 - 2021 ”. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Số 51, tr:148-155.
7. Alemie, T. (2021), "Clinical features and outcomes of patients with preeclampsia and eclampsia admitted at Gondar university hospital, North Ethiopia 2021", Addis Ababa university, Ethiopia.
8. Phạm Văn Tự, Nguyễn Quốc Tuấn, Phùng Thị Lý (2021) "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả thai kỳ ở thai phụ tiền sản giật–sản giật tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông." Tạp chí Phụ sản; 19 (1), tr:30-37.